Tóm tắt kiến thức địa lý 8 cánh diều bài 2: Địa hình Việt Nam
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 8 cánh diều bài 2: Địa hình Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
a. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
- Đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000 m.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm khoảng 1/4 diện tích đất liền, phân bố ở phía đông và phía nam. Các đồng bằng được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông và biển.
Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Đến Tân kiến tạo, địa hình nước ta tiếp tục được nâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Từ cao xuống thấp có các bậc địa hình chính là đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
b. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn đã làm cho quá trình phong hoá ở nước ta xảy ra nhanh và mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, dễ thấm nước và vụn bở.
- Tại các vùng núi đá vôi, tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện ở quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ.
- Các quá trình của ngoại lực như: xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ.... đã làm thay đổi bề mặt địa hình.
c. Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người
- Các tác động tích cực của con người góp phần bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả sản xuất, tạo nên các môi trường nhân tạo mới, tạo cảnh quan đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tuy nhiên, con người cũng có những tác động tiêu cực làm thay đổi bề mặt địa hình, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
II. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a. Địa hình đồi núi
Khu vực | Đông Bắc | Tây Bắc | Trường Sơn Bắc | Trường Sơn Nam |
Phạm vi | Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng, | Nằm giữa sông Hồng và sông Cả | Nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã | Nằm ở phía nam của dãy Bạch Mã |
Đặc điểm địa hình | - Chủ yếu là núi thấp, có hướng vòng cung với bốn cánh cung núi lớn là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm lại ở Tam Đảo và mở rộng ra phía bắc, phía đông; - Có các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng,.... - Địa hình cac-xtơ của khu vực này chiếm diện tích lớn nhất cả nước. | - Chủ yếu là núi cao, núi trung bình, có hướng tây bắc – đông nam; có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m . - Các cao nguyên như: Tả Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu,... trải dài theo hướng tây bắc - đông nam. - Khu vực Đông Bắc có các vùng bán bình nguyên và các bồn địa rộng | - Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, các dãy núi chạy song song và so le nhau, có hướng tây bắc – đông nam. - Một số dãy núi chạy sát biển, có hướng tây – đông. - Sườn tây của Trường Sơn Bắc rộng và thoải, sườn đông hẹp và dốc. | - Núi ở khu vực này có dạng khối như: khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ - Có các cao nguyên badan xếp tầng. |
Hướng địa hình | Hướng tây bắc - đông nam; vòng cung. | Hướng tây bắc - đông nam. | Hướng tây bắc – đông nam. Một số dãy núi chạy sát biển, có hướng tây – đông. | |
Các dãy núi chính | Một số định núi có độ cao trên 2000 m là: Tây Côn Lĩnh (2 419 m), Kiều Liêu Ti (2 402 m),... | Hoàng Liên Sơn, có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như: Pu Ta Leng (3 096 m), Phu Luông (2 985 m),... Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao | Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Có (2 235 m), Khối núi đá vôi Kẻ Bàng… | Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Ngọc Krinh (2 025 m), cao nguyên Lâm Viên, Di Linh,… |
b. Địa hình đồng bằng
Khu vực | Đồng bằng sông Hồng | Đồng sông Cửu Long | Các đồng bằng ven biển miền Trung |
Diện tích | Khoảng 15 000 km2 | Khoảng 40 000 km2 | Khoảng 15 000 km2 |
Quá trình hình thành | Được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình | Được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa của sông Mê Công. | Được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của biển |
Đặc điểm địa hình | Đồng bằng bị chia cắt đồng bằng thành các ô trũng, ven biển còn có hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng | - Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. - Trong đồng bằng còn có nhiều ô trũng lớn, ngập nước hằng năm, có các vùng đầm lầy ở Kiên Giang, Đồng Tháp Mười, Cà Mau | - Trên bề mặt đồng bằng có nhiều cồn cát lớn. - Hầu hết các đồng bằng trong khu vực này đều nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây - đông. |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận