Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 4 Kết nối cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 4 cuối học kì 2 đề số 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điền từ thích hợp vào khổ thơ sau?

“Trời nắng như lửa đốt

Mà … vẫn cứ phơi

Làm bóng râm che đất

Làm bóng râm che người.”

  • A. Cây xanh.
  • B. Cây đào.
  • C. Cây cỏ.
  • D. Cây mai.

Câu 2: Quan sát hình sau và cho biết đây là loại cây nào?

Câu 2

  • A. Cây xương rồng.
  • B. Cây sống đời.
  • C.  Cây trạng nguyên.
  • D. Cây cọ cảnh.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?

“Các…thường dùng để trồng hoa, cây cảnh trong chậu gồm: xẻng nhỏ, găng tay làm vườn, bình tưới cây”

  • A. Dụng cụ.
  • B. Chậu cây.
  • C. Chậu nhựa.
  • D. Chậu xi măng.

Câu 4: Xử lí hạt giống như thế nào?

  • A. Ngâm hạt giống trong nước mát.
  • B. Ngâm hạt giống trong nước đun sôi.
  • C. Ngâm hạt giống trong nước lạnh.
  • D. Ngâm hạt giống trong nước ấm.

Câu 5: Sau khi chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh ta cần làm gì?

  • A. Sử dụng một tấm lưới nhỏ hay một viên sỏi có kích thước lớn hơn lỗ thoát nước đặt lên trên lỗ thoát nước ở đáy chậu.
  • B.  Đặt cây đứng thắng ở giữa chậu, cho thêm giá thể vào chậu cho đến khi lấp kín gốc và rễ, dùng tay ấn nhẹ quanh gốc cây cho chắc chắn.
  • C.  Cho một lượng giá thể vừa đủ vào chậu.
  • D.  Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.

Câu 6: Nếu thừa ánh sáng cây sẽ như thế nào?

  • A. Cây dễ đổ.
  • B.  Làm cho cây bị vàng hoặc cháy lá.
  • C.  Cây sẽ yếu, vươn dài.
  • D.  Hỏng rễ.

Câu 7: Em sử dụng tua-vít để làm gì?

  • A. Sử dụng tua-vít để giữ ốc.
  • B. Sử dụng tua-vít để nối các chi tiết.
  • C. Sử dụng tua-vít để cố định chi tiết.
  • D. Sử dụng tua-vít để vặn vít.

Câu 8: Chi tiết trục quay thuộc nhóm chi tiết nào?

  • A. Nhóm cho tiết hình thanh.
  • B. Nhóm chi tiết hình tấm.
  • C. Nhóm chi tiết chuyển động.
  • D. Nhóm chi tiết kết nối. 

Câu 9: Chuồn chuồn thăng bằng có thể làm từ vật liệu nào?

  • A. Nhựa.
  • B. Gỗ.
  • C. Tre.
  • D. Giấy, tre, nứa.

Câu 10: Cần mấy chi tiết để lắp chân đế bập bênh?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 11: Đâu không phải là dụng cụ cần thiết để làm chuồn chuồn thăng bằng?

  • A. Bút chì.
  • B. Dây điện.
  • C. Dập ghim/keo dán.
  • D. Thước kẻ.

Câu 12: Làm cánh chuồn chuồn như thế nào?

  • A. Từ tấm bìa hình chữ nhật lớn, đo, vẽ và cắt cánh chuồn chuồn theo kích thước phù hợp.
  • B. Từ tấm bìa hình thang lớn, đo, vẽ và cắt cánh chuồn chuồn theo kích thước tuỳ ý.
  • C. Từ tấm bìa hình tam giác, đo, vẽ và cắt cánh chuồn chuồn theo kích thước tuỳ ý.
  • D. Từ tấm bìa hình thoi, đo, vẽ và cắt cánh chuồn chuồn theo kích thước tuỳ ý.

Câu 13: Đồ chơi dân gian là gì?

  • A. Đồ chơi điện tử.
  • B. Đồ chơi được làm máy móc.
  • C. Đồ chơi dành cho trẻ em.
  • D. Đồ chơi được làm thủ công bằng chất liệu có sẵn trong thiên nhiên và đời sống của con người như tre, nứa, giấy, bột gạo…

Câu 14:  Đâu không phải là đồ chơi dân gian?

  • A. Con cù quay.
  • B. Đèn ông sao.
  • C. Đàn vi-ô-lông.
  • D. Tò he.

Câu 15:  Đâu không phải là ý nghĩa của đồ chơi dân gian?

  • A. Thể hiện sự phát triển kinh tế.
  • B. Nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
  • C. Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người dân Việt Nam.
  • D. Tượng trưng cho sự bình an, may mắn.

Câu 16: Đây là hình ảnh của?

câu 16

  • A. Đèn lồng ông sao.
  • B. Đèn lồng thủ công bằng giấy.
  • C. Đèn kéo quân.
  • D. Đèn lồng nhựa.

Câu 17: Ai có thể tạo ra đèn lồng?

  • A. Bác thợ điện.
  • B. Nghệ nhân.
  • C. Tất cả mọi người.
  • D. Bác lao công.

Câu 18: Có thể dùng vật liệu nào khác để làm hay trang trí đèn lồng?

  • A. Bát sứ.
  • B. Thùng sắt.
  • C. Chai nhựa.
  • D. Bình hoa.

Câu 19: Tên gọi khác của Đèn kéo quân là?

  • A. Đèn cù.
  • B. Đèn khổng lồ.
  • C. Đèn ông sao.
  • D. Đèn lồng.

Câu 20: Chọn đáp án sai:

Đèn kéo quân được dùng để làm gì?

  • A. Giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
  • B. Cầu mong sự may mắn, bình an.
  • C. Giúp mọi người nhớ về lịch sử dân tộc. 
  • D. Mô phỏng trò rối bóng, kể về những câu chuyện quen thuộc gắn liền với văn hoá nông nghiệp lúa nước.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác