Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tiêu chí xác định mục tiêu cá nhân là gì?
A. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
- B. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
- C. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
- D. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn
Câu 2: Nếu đặt ra mục tiêu không có thời gian thực hiện, em có thể hoàn thành mục tiêu đó như ý muốn không?
- A. Vẫn có thể thực hiện được mục tiêu đó vì thời gian không phải yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu
- B. Không thể thực hiện được vì không có thời gian cụ thể để thực hiện
C. Vẫn có thể thực hiện được nếu đó là một mục tiêu ngắn hạn nhưng kết quả của mục tiêu đó sẽ không được tốt
- D. Không thể thực hiện được vì đó là mục tiêu bất khả thi
Câu 3: Theo mô hình SMART S là:
- A. Tính cụ thể
B. Tính đo lường được
- C. Tính khả thi
- D. Thời hạn cụ thể
Câu 4: Làm thế nào để Thiết lập một mục tiêu?
- A. Thiết lập mục tiêu SMAT (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
- B. Thiết lập mục tiêu SMAR (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
C. Thiết lập mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
- D. Thiết lập mục tiêu SMARTH (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
Câu 5: Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn K là gì?
- A. Giúp bạn K có định hướng
- B. Giúp bạn K có sức khỏe tốt
- C. Giúp bạn K có vóc dáng đẹp
D. Giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.
Câu 6: Đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây?
- A. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp
B. Kiên muốn giành được được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi toán năm nay
- C. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa
- D. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa
Câu 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “Gia đình là …… của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng ……… của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên”?
- A. Chiếc vỏ bọc/ sự nghiệp
B. Nguồn cội/ nhân cách
- C. Nguồn gốc/ tính cách
- D. Chiếc nôi/ sức mạnh
Câu 8: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?
- A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
- C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
- D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học
Câu 9: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?
- A. Bố mẹ
- B. Con cái
- C. Anh, chị, em trong gia đình
D. Giáo viên chủ nhiệm của con
Câu 10: Bố của L từ ngày bị bệnh thường hay cáu gắt, uống rượu và nổi cáu với mẹ con L, có lần bố say, bố đánh hai mẹ con. L rất sợ hãi và thương mẹ nhưng không biết làm thế nào để giúp mẹ trong những lúc như vậy. Em hãy giúp L tìm ra giúp mẹ con L không bị tổn thương mỗi khi bố giận và có ý định đánh mắng?
- A. Mẹ con L nên chống trả lại những hành động vũ phu của bố
- B. Mẹ con của L nên lánh đi chỗ khác những lúc bố nổi giận, nhờ sự giúp đỡ của ông bà, hàng xóm giúp can ngăn mỗi khi bố đánh chửi
C. Mẹ con L có nên thực hiện các biện pháp cứng rắn để bố không dám đánh mắng hai mẹ con
- D. Hạn chế tiếp xúc với bố, để bố không có cơ hội lại gần nữa
Câu 11: Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?
- A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái
- B. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt
- C. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình
D. Người bố thường xuyên uống rượu
Câu 12: Những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì?
- A. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình
- B. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả
C. Nên thông báo sự việc với người thân, tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền
- D. Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lí vấn đề
Câu 13: Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...) - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?
- A. Bạo lực thể chất
- B. Bạo lực tinh thần
C. Bạo lực kinh tế
- D. Bạo lực tình dục
Câu 14: M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lí được các việc phát sinh?
A. Ngoài số tiền M đã thiết lập cho kế hoạch chi tiêu của mình M nên dự trù thêm một khoản tiền cho các khoản chi phát sinh
- B. M nên bỏ bớt các mục tiêu cần đạt được trong kế hoạch chi tiêu để giải quyết các công việc phát sinh
- C. M có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có thêm được một số tiền giúp đỡ bản thân vượt qua những khó khăn trước mắt
- D. Dùng các khoản tiền dự định cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề trước mắt
Câu 15: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?
A. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu
- B. Có nhưng không đáng kể
- C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định
- D. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước
Câu 16: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?
A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
- B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
- C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
- D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn
Câu 17: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?
A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
- B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
- C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
- D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo
Câu 18: Thói quen xác định những thứ được ưu tiên trong các vật dụng cần mua có được coi là một thói quen chi tiêu hợp lí chưa?
A. Xác định được thứ tự ưu tiên nhưng vẫn phải cần có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh thì mới được coi là thói quen chi tiêu hợp lí
- B. Có vì chúng ta cần phải ưu tiên các món đồ thiết yếu trước và cần phải thay đổi thói quen mua sắm vô độ
- C. Chỉ khi thiếu tiền chúng ta mới cần sắp xếp thứ tự các món đồ
- D. Không đồng tình với ý kiến nào
Câu 19: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?
- A. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được
- B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh
C. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng
- D. Nghỉ học để đi làm thêm
Câu 20: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì?
- A. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất
- B. Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch
- C. Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu
D. Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để
Bình luận