Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây?

  • A. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp
  • B. Kiên muốn giành được được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi toán năm nay
  • C. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa
  • D. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa

Câu 2: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?

  • A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
  • B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm 
  • C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
  • D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập

Câu 3: SMART có thể đóng vai trò như thế nào?

  • A. Quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • B. Quan trọng và nhưng chưa đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • C. Quan trọng khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • D. Đem lại lợi ích trong thiết lập mục tiêu.

Câu 4: “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?

  • A. Học tập và nghề nghiệp
  • B. Tài chính cá nhân
  • C. Sức khỏe
  • D. Trao tặng và cống hiến xã hội

Câu 5: Mục tiêu là những bước cần thiết để .....

  • A. Đạt được mục đích.
  • B. Chúng ta phát triển
  • C. Cân bằng cuộc sống
  • D. Hoàn thiện bản thân

Câu 6: Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?

  • A. Là những gì mà chúng ta đạt được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả
  • B. Là những điều mà chúng ta muốn đạt được cho mình trong cuộc sống
  • C. Là các trở ngại chúng ta gặp trong thời gian chúng ta làm một công việc nào đó
  • D. Là các bảng liệt kê các công việc chúng ta đã hoàn thành

Câu 7: Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

  • A. Bạo lực thể chất.
  • B. Bạo lực tinh thần
  • C. Bạo lực kinh tế
  • D. Bạo lực tình dục

Câu 8: Do ghen tuông vô cớ, anh A thường mắng nhiếc, lăng mạ vợ; thậm chí, anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.

Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, anh A đã có hành vi bạo lực gia đình trên phương diện nào?

  • A. Bạo lực thể chất
  • B. Bạo lực kinh tế
  • C. Bạo lực tinh thần
  • D. Bạo lực tình dục

Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

  • A. Vợ chồng cãi vã, xô xát không phải là bạo lực gia đình
  • B. Bố mẹ có quyền đánh, mắng con khi con không vâng lời
  • C. Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình
  • D. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình

  • A. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân làm gia đình tan vỡ
  • B. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình
  • C. Mỗi thành viên trong gia đình cần yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau
  • D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh xã hội

Câu 11: Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

  • A. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn
  • B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương
  • C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình
  • D. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương

Câu 12: Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức
  • B. Chủ động tìm người giúp đỡ
  • C. Sử dụng bạo lực để đáp trả
  • D. Im lặng để tránh bị cười chê

Câu 13:  Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

  • A. Tệ nạn xã hội
  • B. Bạo lực gia đình
  • C. Vi phạm pháp luật
  • D. Bạo lực học đường

Câu 14: M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lí được các việc phát sinh?

  • A. Ngoài số tiền M đã thiết lập cho kế hoạch chi tiêu của mình M nên dự trù thêm một khoản tiền cho các khoản chi phát sinh
  • B. M nên bỏ bớt các mục tiêu cần đạt được trong kế hoạch chi tiêu để giải quyết các công việc phát sinh
  • C. M có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để có thêm được một số tiền giúp đỡ bản thân vượt qua những khó khăn trước mắt
  • D. Dùng các khoản tiền dự định cho kế hoạch chi tiêu để giải quyết vấn đề trước mắt

Câu 15: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?

  • A. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu
  • B. Có nhưng không đáng kể
  • C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định
  • D. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước

Câu 16: L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

  • A. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt
  • B. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
  • C. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết
  • D. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân

Câu 17: Kế hoạch chi tiêu là gì?

  • A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu
  • B. Là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn
  • C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định
  • D. Là tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phì hợp và hiệu quả

Câu 18: Ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?

  • A. Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến
  • B. Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó
  • C. Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định mua
  • D. Không có cách nào để khắc phục thói quen mua sắm này

Câu 19: Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

  • A. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn
  • B. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần
  • C. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho
  • D. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học

Câu 20: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?

  • A. Chi phát sinh
  • B. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
  • C. Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
  • D. Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác