Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo em, mục tiêu cá nhân là gì?

  • A. Là những gì mà chúng ta đạt được sau một khoảng thời gian làm việc vất vả
  • B. Là những điều mà chúng ta muốn đạt được cho mình trong cuộc sống
  • C. Là các trở ngại chúng ta gặp trong thời gian chúng ta làm một công việc nào đó
  • D. Là các bảng liệt kê các công việc chúng ta đã hoàn thành

Câu 2: Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?

  • A. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai
  • B. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân
  • C. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn
  • D. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại

Câu 3: Phát triển bản thân thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?

  • A. Mục tiêu cá nhân có tể được phân loại theo lĩnh vực
  • B. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian
  • C. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo tính chất
  • D. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo đặc điểm

Câu 4: Nếu đặt ra một mục tiêu không có định hướng rõ ràng, em có thể thực hiện được mục tiêu đó không?

  • A. Mục tiêu đó sẽ khó thực hiện được
  • B. Nếu không có định hướng rõ ràng em sẽ dễ bị mất phương hướng trong khi thực hiện mục tiêu
  • C. Có thể thực hiện được vì trong khi thực hiện chúng ta có thể chỉnh sửa và điều chỉnh dần các hệ thống
  • D. Định hướng rõ ràng mục tiêu sẽ không thể thực hiện được

Câu 5: Kết quả của một việc có một mục tiêu rõ ràng sẽ như thế nào?

  • A. Hoàn thành với kết quả cao
  • B. Không khả thi để có thể thực hiện
  • C. Gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
  • D. Không đạt được kết quả tốt

Câu 6: Để lập được kế hoạch học tốt môn Tiếng Anh em cần phải bắt đầu từ đâu?

  • A. Cam kết sẽ học tập môn Tiếng Anh thật tốt
  • B. Xác định thời gian và động lực học môn học này
  • C. Liệt kê những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu học tốt môn Tiếng Anh
  • D. Điều chỉnh cách thức thực hiện các việc em cần làm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn

Câu 7: Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây?

  • A. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn
  • B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương
  • C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình
  • D. Tỏ thái độ tiêu cực để khiêu khích đối phương

Câu 8: Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức
  • B. Chủ động tìm người giúp đỡ
  • C. Sử dụng bạo lực để đáp trả
  • D. Im lặng để tránh bị cười chê

Câu 9: Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử chưa phù hợp khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình?

  • A. Bạn V nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí khi bị bố mẹ áp đặt, kiểm soát
  • B. Chị C tỏ thái độ và lời nói tiêu cực, thách thức khi hai vợ chồng tranh luận
  • C. Anh B xin lỗi vợ vì trong lúc say rượu anh đã thiếu kiềm chế, xúc phạm vợ
  • D. Thấy bố tức giận, bạn C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại

Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

  • A. Tệ nạn xã hội
  • B. Bạo lực gia đình
  • C. Vi phạm pháp luật
  • D. Bạo lực học đường

Câu 11: Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...) - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

  • A. Bạo lực thể chất
  • B. Bạo lực tinh thần
  • C. Bạo lực kinh tế
  • D. Bạo lực tình dục

Câu 12: Hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa những thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

  • A. Bạo lực thể chất
  • B. Bạo lực tinh thần
  • C. Bạo lực kinh tế
  • D. Bạo lực tình dục

Câu 13: Do ghen tuông vô cớ, anh A thường mắng nhiếc, lăng mạ vợ; thậm chí, anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.

Câu hỏi: Theo em, trong tình huống trên, anh A đã có hành vi bạo lực gia đình trên phương diện nào?

  • A. Bạo lực thể chất
  • B. Bạo lực kinh tế
  • C. Bạo lực tinh thần
  • D. Bạo lực tình dục

Câu 14: Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?

  • A. Mua sắm vô độ
  • B. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng
  • C. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo
  • D. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình

Câu 15: Chỉ chọn những món đồ có giá rẻ nhất có phải là cách tốt nhất để thực hiện hiệu quả kế hoạch chi tiêu?

  • A. Nên cân bằng về giá cả của các mặt hàng tuy nhiên chúng ta không nên chọn chỉ chọn mua vì giá cả rẻ mà cần phải so sánh cả chất lượng sản phẩm trước khi quyết định chọn mua
  • B. Tất cả các mặt hàng rẻ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí khi mua hàng, việc này giúp ích rất lớn trong việc tiết kiệm chi tiêu, để giành được một món tiền cho các khoản chi khác trong tương lai
  • C. Khuyến khích mua các mặt hàng rẻ vì có thể sẽ được tặng kèm thêm một số quà tặng khi mua đồ
  • D. Mua đồ rẻ là cách tiết kiệm tốt nhất

Câu 16: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

  • A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
  • B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
  • C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
  • D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 17: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?

  • A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
  • B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
  • C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
  • D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 18: Thói quen xác định những thứ được ưu tiên trong các vật dụng cần mua có được coi là một thói quen chi tiêu hợp lí chưa?

  • A. Xác định được thứ tự ưu tiên nhưng vẫn phải cần có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh thì mới được coi là thói quen chi tiêu hợp lí
  • B. Có vì chúng ta cần phải ưu tiên các món đồ thiết yếu trước và cần phải thay đổi thói quen mua sắm vô độ
  • C. Chỉ khi thiếu tiền chúng ta mới cần sắp xếp thứ tự các món đồ
  • D. Không đồng tình với ý kiến nào

Câu 19: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?

  • A. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được
  • B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh
  • C. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng
  • D. Nghỉ học để đi làm thêm

Câu 20: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì?

  • A. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất
  • B. Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch
  • C. Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu
  • D. Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác