Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Động vật nguyên sinh có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích

  • A. Cơ học.
  • B. Hóa học.
  • C. Ánh sáng.
  • D. Âm nhạc.

Câu 2: Nhóm động vật có số lượng các thể lớn nhất là:

  • A. Chim vẹt.
  • B. Cá voi.
  • C. Hồng hạc.
  • D. Rươi.

Câu 3: Nhóm động vật có số loài lớn nhất là:

  • A. Động vật nguyên sinh.
  • B. Động vật có xương sống.
  • C. Thần mềm.
  • D. Sâu bọ.

Câu 4: Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ:

  • A. Di chuyển nhanh nhẹn.
  • B. Phát hiện ra mồi nhanh.
  • C. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc.
  • D. Có miệng to và khoang ruột rộng.

Câu 5: Giun dẹp thường kí sinh ở

  • A. Trong máu.
  • B. Trong mật và gan.
  • C. Trong ruột .
  • D. Cả A, B và C.

Câu 6: Mực tự vệ bằng cách

  • A. Thu mình vào vỏ.
  • B. Phụt nước chạy trốn.
  • C. Chống trả.
  • D. Phun mực ra.

Câu 7: Sán lá gan di chuyển nhờ

  • A. Lông bơi.
  • B. Chân bên.
  • C. Chân giãn cơ thể.
  • D. Giác bám.

Câu 8: Lớp xà cừ của vỏ thân mềm có màu óng ánh cầu vồng

  • A. Do tác dụng của ánh sáng.
  • B. Do cấu trúc của lớp xà cừ.
  • C. Khúc xạ tia ánh sáng.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 9: Thủy tức thuộc nhóm

  • A. Động vật phù phiêu.
  • B. Động vật sống bám.
  • C. Động vật ở đáy.
  • C. Động vật kí sinh.

Câu 10:  Ấu trùng giun đũa xâm nhập vào cơ thể, theo máu đi qua

  • A. Ruột non.
  • B. Tim.
  • C. Phổi.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 11: Trùng roi dùng điểm mắt để

  • A. Tìm thức ăn.
  • B. Tránh kẻ thù.
  • C. Hướng về phía ánh sáng.
  • D. Tránh ánh.

Câu 12:  Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ở cá là

  • A. Mực.
  • B. Trai sông.
  • C. Ốc bươu.
  • D. Bạch tuộc.

Câu 13: Giun đũa loại các chất thải qua

  • A. Huyệt.
  • B. Miệng.
  • C. Bề mặt da.
  • D. Hậu môn.

Câu 14:  Ấu trùng sán lá gan có mắt và lông bơi ở giai đoạn

  • A. Ấu trùng lông.
  • B. Ấu trùng trong ốc.
  • C. Kén sán.
  • D. Ấu trùng đuôi.

Câu 15: Giun đất phân biệt nhờ

  • A. Cơ thể phân đốt.
  • B. Có khoang cơ thể chính thức.
  • C. Có chân bên.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 16: Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp

  • A. Da.
  • B. Vỏ đá vôi.
  • C. Cuticun.
  • D. Vỏ kitin.

Câu 17:  Số đôi càng (kìm) bắt mồi ở cơ thể tôm sông là:

  • A. 2 đôi.
  • B. 3 đôi.
  • C. 1 đôi.
  • D. 4 đôi.

Câu 18: Các phần cơ thể của sâu bọ là 

  • A. Đầu và ngực.
  • B. Đầu, ngực và bụng.
  • C. Đầu-ngực và bụng.
  • D. Đầu và bụng.

Câu 19: Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn là : 

  • A. Trứng - Ấu trùng – Trưởng thành.
  • B. Trứng – Trưởng thành.
  • C. Trứng - Ấu trùng.
  • D. Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành.

Câu 20:  Ô-xi ở sâu bọ được truyền từ hệ thống ống khí đến các tế bào cơ thể qua

  • A. Máu.
  • B. Tiếp xúc trực tiếp.
  • C. Dịch khoang cơ thể.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 21: Thế giới động vật phong phú về số lượng loài khoảng

  • A. 1,5 triệu loài.
  • B. 1 triệu loài.
  • C. 2 triệu loài.
  • D. 2,5 triệu loài.

Câu 22: Ngành Ruột khoang có khoảng :

  • A. 5 nghìn loài.
  • B. 1 nghìn loài.
  • C. 20 nghìn loài.
  • D. 10 nghìn loài.

Câu 23: Loài nào sau đây có tập tính  sống thành xã hội?

  • A. Ve sầu, nhện.
  • B. Nhện, bọ cạp.
  • C. Tôm, nhện.
  • D. Kiến, ong mật.

Câu 24: Giun đũa, giun kim, giun móc câu thuộc ngành giun gì ?

  • A. Giun dẹp.
  • B. Giun tròn.
  • C. Giun đốt.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 25:  Đặc điểm chung của ruột khoang là:

  • A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
  • B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức.
  • C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng.
  • D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào.....

Câu 26: Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:

  • A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi.
  • B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ.
  • C. Nhện, châu chấu, ruồi.
  • D. Bọ ngựa, ve bò, ong.

Câu 27: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở đâu?

  • A. Gốc đôi râu thứ 2.
  • B. Gốc đôi râu thứ 1.
  • C. Dạ dày.
  • D. Lá mang.

Câu 28: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật không xường sống là

  • A. Hình dáng đa dạng.
  • B. Có cột sống.
  • C. Kích thước cơ thể lớn.
  • D. Sống lâu.

Câu 29: Cá chép cái đẻ rất nhiều trứng

  • A. Để tạo nhiều cá con.
  • B. Vì thụ tinh ngoài.
  • C. Vì thường xuyên bị các cá lớn ăn mất trứng.
  • D. Vì các trúng thường bị hỏng.

Câu 30: Hệ tuần hoàn cá chép là hệ tuần hoàn

  • A. Hở với tim hai ngăn, hai vòng tuần hoàn.
  • B. Kín với tim ba ngăn, hai vòng tuần hoàn.
  • C. Kín với tim hai ngăn, một vòng toàn hoàn.
  • D. Hở với tim ba ngăn, một vòng tuần hoàn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác