Trắc nghiệm sinh học 7 bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp của thằn lằn?
- A. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự co dãn của cơ Delta.
B. Phổi là cơ quan hô hấp duy nhất.
- C. Phổi thằn lằn có cấu tạo đơn giản hơn phổi ếch.
- D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.
Câu 2: Cơ quan hô hấp của thằn lằn là
- A. Mang
- B. Da
C. Phổi
- D. Da và phổi
Câu 3: Sự trao đổi khí của thằn lằn được thực hiện nhờ
- A. Bề mặt da ẩm ướt
- B. Thằn lằn sống trong môi trường nước
C. Sự co dãn của các cơ liên sườn
- D. Cả a và b đúng
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thần kinh và giác quan của thằn lằn?
- A. Không có mi mắt.
- B. Vành tai lớn, có khả năng cử động.
C. Não trước và tiểu não phát triển.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đâu giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?
- A. Da có lớp vảy sừng bao bọc.
- B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.
- C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 6: Trong vòng tuần hoàn của thằn lằn, máu ở đâu là máu đỏ tươi?
- A. Động mạch chủ.
- B. Động mạch phổi.
- C. Tĩnh mạch chủ.
D. Tĩnh mạch phổi.
Câu 7: Tim thằn lằn có mấy ngăn
- A. 2 ngăn
- B. 3 ngăn
C. 4 ngăn chưa hoàn toàn
- D. 4 ngăn hoàn toàn
Câu 8: Trong những bộ phận sau ở thằn lằn bóng đuôi dài, có bao nhiêu bộ phận có khả năng hấp thụ lại nước?
- Hậu thận.
- Trực tràng.
- Dạ dày.
- Phổi.
Số ý đúng là
- A. 1
B. 2.
- C. 3.
- D. 4
Câu 9: Ống tiêu hoá của thằn lằn bao gồm:
- A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn.
B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
- C. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn.
- D. miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột.
Câu 10: Tâm thất xuất hiện vách hụt có ý nghĩa
- A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
B. Máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn
- C. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- D. Tăng động lực di chuyển của máu trong cơ thể
Câu 11: Thằn lằn có bao nhiêu đốt sống cổ
- A. 1 đốt
- B. 5 đốt
C. 8 đốt
D. 10 đốt
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương thằn lằn?
- A. Đốt sống thân mang xương sườn.
- B. Đốt sống cổ linh hoạt.
- C. Đốt sống đuôi dài.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Mắt của thằn lằn có mấy mi?
- A. 1 mi
- B. 2 mi
C. 3 mi
- D. 4 mi
Câu 14: Bộ xương thằn lằn chia làm mấy phần
- A. 2 phần là xương đầu và xương thân
- B. 2 phần là xương đầu và xương chi
- C. 2 phần là xương thân và xương chi
D. 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi
Câu 15: So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác?
A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
- B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.
- C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.
- D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về hệ bài tiết của thằn lằn là sai?
- A. Thận có khả năng hấp thụ lại nước.
- B. Hệ bài tiết tạo ra nước tiểu đặc.
C. Có thận giữa.
- D. Nước tiểu là axit uric đặc, có màu trắng.
Câu 17: Bài tiết của thằn lằn tiến bộ hơn ếch ở điểm
- A. Có khả năng hấp thu lại nước
- B. Nước tiểu đặc
- C. Có thận sau (hậu thận)
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 18: Phát biểu nào là sai khi nói về đặc điểm thích nghi của thằn lằn với đời sống trên cạn
A. Hệ thần kinh và giác quan kém phát triển
- B. Có cột sống dài, có 8 đốt sống cổ
- C. Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn
- D. Cơ thể giữ nước nhờ lớp da vảy sừng và sự hấp thu lại nước trong phân, nước tiểu
Xem toàn bộ: Giải bài 39 sinh 7: Cấu tạo trong của thằn lằn
Bình luận