Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao?
A. Thân nhiệt ổn định
- B. Thân nhiệt không ổn định
- C. Thân nhiệt cao
- D. Thân nhiệt thấp
Câu 2: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
- B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
- D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 3: Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :
Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .
A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
- B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai
- C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai
- D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
Câu 4: Da của chim bồ câu
- A. Da khô, có vảy sừng
- B. Da ẩm, có tuyến nhờn
- C. Da khô, phủ lông mao
D. Da khô, phủ lông vũ
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
- A. Là động vật hằng nhiệt.
- B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Không có mi mắt.
- D. Nuôi con bằng sữa diều.
Câu 6: Cách di chuyển của chim là
- A. Bò
- B. Bay kiểu vỗ cánh
- C. Bay lượn
D. Bay kiểu vỗ cánh và bay lượn
Câu 7: Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.
- B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
- C. Cản không khí khi ấy.
- D. Tăng diện tích khi bây.
Câu 8: Ý nghĩa của việc chim hình thành mỏ bao lấy hàm, không có răng là
- A. Bắt mồi dễ hơn
- B. Thân hình thoi
- C. Giúp chim thăng bằng đi đứng trên cành cây
D. Làm đầu chim nhẹ hơn
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?
- A. Cánh đập liên tục.
- B. Cánh dang rộng mà không đập.
- C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 10: Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là
- A. Cánh dang rộng mà không đập
- B. Cánh đập chậm rãi và không liên tục
- C. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió
D. Cánh đập liên tục
Câu 11: Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm
- A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.
- B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.
- D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
Câu 12: Chi trước của chim
- A. Có vuốt sắc
B. Là cánh chim
- C. Có 3 ngón trước và 1 ngón sau
- D. Giúp chim bám chặt vào cành cây
Câu 13: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?
- A. Giữ nhiệt.
- B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.
- C. Làm cho đầu chim nhẹ.
D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Câu 14: Loài nào sau đây di chuyển bằng bay lượn
- A. Chim bồ câu
- B. Chim ri
C. Chim hải âu
- D. Gà
Câu 15: Chim bồ câu mỗi lứa đẻ bao nhiêu trứng
- A. 1 trứng
B. 2 trứng
- C. 5 – 10 trứng
- D. Hàng trăm trứng
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?
- A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
- B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.
C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
- D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.
Câu 17: Đặc điểm sinh sản của bồ câu là
- A. Đẻ con
- B. Thụ tinh ngoài
- C. Vỏ trứng dai
D. Không có cơ quan giao phối
Câu 18: Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?
A. Tuyến phao câu.
- B. Tuyến mồ hôi dưới da.
- C. Tuyến sữa.
- D. Tuyến nước bọt.
Câu 19: Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng
- A. Làm nhẹ đầu chim
- B. Giảm sức cản khi bay
C. Lông mịn và không thấm nước
- D. Giảm trọng lượng cơ thể
Câu 20: Cổ chim dài có tác dụng:
- A. Giảm trọng lượng khi bay
- B. Giảm sức cản của gió
C. Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông
- D. Hạn chế tác dụng của các giác quan
Xem toàn bộ: Giải bài 41 sinh 7: Chim bồ câu
Bình luận