Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 7 bài 26: Châu chấu

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 26: Châu chấu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Châu chấu …(1)…, tuyến sinh dục dạng …(2)…, tuyến phụ sinh dục dạng …(3)….

  • A. (1): lưỡng tính; (2): ống; (3): chùm
  • B. (1): phân tính; (2): chùm; (3): ống
  • C. (1): lưỡng tính; (2): chùm; (3): ống
  • D. (1): phân tính; (2): ống; (3): chùm

Câu 2: Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần

  • A. Có hai phần gồm đầu và bụng
  • B. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng
  • C. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng
  • D. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?

  • A. Ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.
  • B. Hệ tuần hoàn kín.
  • C. Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.
  • D. Hạch não phát triển.

Câu 4: Châu chấu di chuyển bằng cách

  • A. Bò bằng cả 3 đôi chân
  • B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)
  • C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh
  • D. Tất cả các đáp án trên là đúng

Câu 5 Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Trong hoạt động hô hấp, châu chấu hít và thải khí thông qua …(1)… ở …(2)….

  • A. (1): lỗ miệng; (2): mặt lưng
  • B. (1): lỗ miệng; (2): mặt bụng
  • C. (1): lỗ thở; (2): mặt lưng
  • D. (1): lỗ thở; (2): mặt bụng

Câu 6: Nhận đinh nào dưới đây nói về hệ tuần hoàn của châu chấu?

  • A. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.
  • B. Tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.
  • C. Tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.
  • D. Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.

Câu 7: Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào?

  • A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
  • B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh.
  • C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
  • D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh.

Câu 8: Châu chấu di chuyển bằng cách

  • A. Bò bằng cả 3 đôi chân
  • B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)
  • C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh
  • D. Tất cả các đáp án trên là đúng

Câu 9: Thức ăn của châu chấu là

  • A. côn trùng nhỏ.
  • B. xác động thực vật.
  • C. chồi và lá cây.
  • D. mùn hữu cơ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?

  • A. Hô hấp bằng phổi.
  • B. Tim hình ống.
  • C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
  • D. Là động vật không xương sống.

Câu 11: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do

  • A. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
  • B. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
  • C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực
  • D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn

Câu 12: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là đúng?

  • A. Hô hấp bằng mang.
  • B. Có hạch não phát triển.
  • C. Là động vật lưỡng tính.
  • D. Là động vật có xương sống.

Câu 13: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng

  • A. Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, có nhiều ngăn ở mặt lưng
  • B. Tim có 1 ngăn duy nhất
  • C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
  • D. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm?

  • A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
  • B. Có hệ thống ống khí.
  • C. Vỏ cơ thể bằng kitin.
  • D. Cơ thể phân đốt.

Câu 15: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Ở châu chấu, tim có hình …(1)…, có …(2)… và nằm ở …(3)….

  • A. (1): ống; (2): một ngăn; (3): mặt bụng
  • B. (1): phễu; (2): một ngăn; (3): mặt lưng
  • C. (1): phễu; (2): nhiều ngăn; (3): mặt bụng
  • D. (1): ống; (2): nhiều ngăn; (3): mặt lưng

Câu 16: Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng

  • A. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng
  • B. Vì chúng hút nhựa cây
  • C. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây
  • D. Vì chúng gặm chồi non và lá cây

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác