Trắc nghiệm sinh học 7 chương 7: Sự tiến hóa của động vật
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 7: Sự tiến hóa của động vật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Châu chấu có bao nhiêu đôi chân bò?
- A. 1.
B. 2
- C. 3
- D. 4.
Câu 2: Động vật nào dưới đây có chi năm ngón?
A. Hải âu.
- B. Lợn rừng
- C. Hải quỳ
- D. Rết.
Câu 3: Hình thức di chuyển nào dưới đây không có ở châu chấu?
- A. Bay
- B. Bò
C. Bơi
- D. Nhảy bằng hai chân sau.
Câu 4: Cá chép có hệ thần kinh
- A. hình chuỗi hạch.
- B. vòng hạch.
- C. hình mạng lưới.
D. hình ống.
Câu 5: Động vật nào dưới đây có cánh được phủ bằng lông vũ?
- A. Chuồn chuồn
B. Hải âu
- C. Châu chấu
- D. Dơi.
Câu 6: Động vật nào dưới đây có cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt?
- A. Sán.
- B. Thủy tức.
- C. Sứa.
D. Rết.
Câu 7: Động vật nào dưới đây có 3 hình thức di chuyển?
- A. Gà lôi
- B. Vượn
C. Châu chấu
- D. Kanguru
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về lưỡng cư cổ là đúng ?
- A. Vây đuôi biến thành chi sau.
- B. Không có vảy.
- C. Có vây lưng rất phát triển.
D. Còn di tích của nắp mang.
Câu 9: Động vật nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần với sán lá gan nhất ?
- A. Châu chấu
B. Giun móc câu
- C. Ốc sên
- D. Hải quỳ
Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Sự tiến hóa của các hệ cơ quan như: hô hấp, thần kinh, sinh dục thể hiện ở sự phức tạp hóa …(1)… trong tổ chức cơ thể. Sự phức tạp hóa một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các bộ phận ấy …(2)… giúp nâng cao chất lượng hoạt động làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống trong quá trình tiến hóa.
- A. (1): sự chuyên hóa; (2): sự phân hóa
- B. (1): sự chuyên hóa; (2): sự phức tạp hóa
C. (1): sự phân hóa; (2): sự chuyên hóa
- D. (1): sự phân hóa; (2): sự chuyển hóa
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Châu chấu có hệ thần kinh hình chuỗi hạch.
- B. Đỉa có hệ thần kinh hình ống.
- C. Giun đất có hệ thần kinh hình mạng lưới.
- D. Trùng biến hình có hệ thần kinh hình mạng lưới.
Câu 12: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?
- A. Ếch đồng
- B. Giun đất
- C. Ễnh ương lớn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Động vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển?
- A. Rươi.
- B. Tôm.
C. San hô.
- D. Đỉa.
Câu 14: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí?
- A. Thằn lằn
- B. Ếch đồng
C. Chim bồ câu
- D. Thỏ hoang
Câu 15: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang, lót ổ để bảo vệ con?
- A. Thằn lằn bóng đuôi dài.
- B. Ếch đồng.
- C. Chim bồ câu.
D. Thỏ hoang.
Câu 16: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?
- A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con.
- B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
- C. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con.
D. Con non tự đi kiếm mồi.
Câu 17: Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng?
A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
- B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.
- C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 18: Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là
A. phân đôi cơ thể và mọc chồi.
- B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể.
- C. mọc chồi và tiếp hợp.
- D. ghép chồi và ghép cành.
Câu 19: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?
- A. Nuôi con bằng sữa diều.
B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
- C. Con non tự đi kiếm mồi.
- D. Mẹ mớm mồi cho con non.
Câu 20: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất ?
- A. Trai sông
B. Bọ cạp
- C. Ốc sên
- D. Giun đất.
Câu 21: Cho các lớp động vật sau : (1) : Lớp Lưỡng cư ; (2) : Lớp Chim ; (3) : Lớp Thú ; (4) : Lớp Bò sát ; (5) : Lớp Cá sụn.
Hãy sắp xếp các lớp trên theo chiều hướng tiến hóa.
A. (5) → (1) → (4) → (2) → (3).
- B. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).
- C. (5) → (4) → (1) → (3) → (2).
- D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).
Câu 22: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự phát triển gián tiếp qua biến thái tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai).
- B. Sự đẻ con là hình thức sinh sản kém hoàn chỉnh hơn sự đẻ trứng.
- C. Sự thụ tinh ngoài tiến bộ hơn sự thụ tinh trong.
- D. Sự phát triển trực tiếp (có nhau thai) tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai).
Câu 23: Trên Trái Đất, vi khuẩn và vi khuẩn lam xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng
- A. 600 triệu năm.
B. 3000 triệu năm.
- C. 4600 triệu năm.
- D. 5000 triệu năm.
Bình luận