Trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 7: Virus
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập chương 7: Virus - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ÔN TẬP CHƯƠNG VII. VIRUS (PHẦN 1)
Câu 1: Bệnh viêm não Nhật Bản do Virus gây nên, xuất phát từ chim và lợn, muỗi Culex hút máu lợn có Virus sau đó đốt người sẽ truyền Virus sang người. Tuy nhiên, muỗi đốt người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao bệnh viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người?
A. Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa Virus.
- B. Vì Virus không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi.
- C. Vì khi xâm nhập cơ thể người, Virus đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
- D. Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại Virus gây bệnh.
Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của Virus kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?
- A. Virus xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng
- B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng Virus
- C. Côn trùng ăn lá cây chứa virus
D. Virus xâm nhập qua da của côn trùng
Câu 3: Capsome là
A. Đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của Virus.
- B. Lõi của Virus.
- C. Đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi Virus.
- D. Vỏ bọc ngoài virus.
Câu 4: Vật chất di truyền của virus là
A. DNA hoặc RNA
- B. Protêin
- C. RNA
- D. Cả DNA và RNA
Câu 5: Khi nói về nguyên nhân khiến Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc, phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Virus không có nguyên liệu để tạo nên các bộ phận cấu thành mới
- B. Virus không có bộ máy sinh tổng hợp protein cho bản thân nó
- C. Virus không có hệ gen của riêng nó
D. Virus thiếu hệ enzym thực hiện trao đổi chất
Câu 6: Virus có cấu trúc khối có đặc điểm nào sau đây?
- A. Đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc xoắn
B. Capsome được sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
- C. Đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc sợi
- D. Capsome được sắp xếp theo hình khối đa diện với 10 mặt tam giác đều
Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra khi tiêm DNA phóng xạ vào vi khuẩn?
- A. Có thể tìm thấy các thành phần RNA phóng xạ
B. Có thể tìm thấy các thành phần DNA phóng xạ
- C. Có thể tìm thấy các thành phần RNA không phóng xạ
- D. Có thể tìm thấy các thành phần DNA không phóng xạ
Câu 8: Trường hợp nào sau đây là phage dạng sợi của E.coli?
- A. T3 và T7
- B. T3
C. f1 và fd
- D. f1
Câu 9: Vỏ ngoài của virus là
A. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit
- B. Nucleocapsit
- C. Các gai glicoprotein
- D. Vỏ capsit
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virus ở người?
A. Sống cách ly hoàn toàn với động vật
- B. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virus
- C. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
- D. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Prion là một loại sinh vật gây bệnh có cấu trúc đơn giản nhất
- B. Virion là hạt Virus kết tinh, nó tồn tại tiềm sinh ở trong tế bào chủ
- C. Intoferon là một loại protein do tế bào thực vật tiết ra khi bị nhiễm Virus
D. Viroit là một phân tử ARN vòng, trần có khả năng gây bệnh
Câu 12: Phân tích axit nuclêic của một Virus thấy tỉ lệ các loại nuclêotit như
Sau: A = 20%, X = 20%, T= 25%. Axit nucleic này là:
- A. ARN mạch đơn
- B. ADN mạch kép
- C. ARN mạch kép.
D. ADN mạch đơn
Câu 13: Đối với Virus kí sinh trên vi khuẩn, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?
- A. Vỏ capsit được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn axit nucleic nằm ngoài
- B. Axit nucleic được bơm vào tế bào chất của tế bao chủ còn vỏ capsit nằm bên ngoài.
- C. Tùy trường hợp mà có thể bơm axit nucleic hoặc vỏ capsit vào trong tế bào chủ.
D. Cả axit nucleic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
Câu 14: Virút có hình dạng tinh trùng, đầu là khối 6 cạnh, phần đuôi có dạng hình que là virus?
A. thực khuẩn thể
- B. Viruss đốm thuốc lá
- C. Virus cúm
- D. Virus dại
Câu 15: Virus không được sử dụng trong ứng dụng nào dưới đây?
A. Sản xuất enzyme tự nhiên.
- B. Chế tạo vaccine.
- C. Sản xuất thuốc trừ sâu.
- D. Làm vector trong công nghệ di truyền.
Câu 16: Virus gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là?
A. công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn
- B. nuôi virus để sản xuất insulin.
- C. xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.
- D. nuôi virus để sản xuất intêfêron
Câu 17: Giả sử có một số người có gen kháng Virus nên không bị mắc một số bệnh do Virus gây ra. Khi nói về hiện tượng trên, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Gen kháng Virus ở những người này có thể quy định tổng hợp một số kháng thể gây bất hoạt Virus
- B. Gen kháng Virus ở những người này có thể quy định tổng hợp các loại protein trên màng tế bào làm biến đổi thụ thể trên bề mặt tế bào
C. Gen kháng Virus ở những người này có khả năng tiêu diệt được tất cả các loại Virus khi xâm nhập vào tế bào
- D. Các kháng thể của những người này có gen kháng Virus có thể có khả năng liên kết đặc hiệu với protein của vỏ Virus gây trung hòa Virus
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về HIV/AIDS?
- A. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.
B. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
- C. HIV có khả năng tạo ra rất nhiều biến thể mới trong một thời gian ngắn khiến việc phòng và điều trị AIDS gặp nhiều khó khăn.
- D. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
Câu 19: Virus bao gồm một lớp áo protein và?
- A. tế bào chất.
- B. một màng chất lỏng.
C. DNA hoặc RNA.
- D. một con trùng roi.
Câu 20: Bệnh nào sau đây không phải là do Virus gây ra?
- A. Cúm
- B. Viêm gan B
C. Lang ben
- D. Viêm não Nhật Bản
Câu 21: Virus có cấu trúc xoắn
- A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều
- B. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn
C. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic
- D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome
Câu 22: Cho các đặc điểm sau: Có bao nhiêu đặc điểm là ưu điểm của thuốc trừ sâu từ Virus Baculo?
(1) Virus có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
(2) Virus có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.
(3) Dễ sản xuất, giá thành hạ.
(4) Tác động nhanh.
(5) Tác động chậm.
(6) Một số có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 23: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự là
- A. hấp thụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → giải phóng.
B. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.
- C. hấp thụ → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng → lắp ráp.
- D. hấp thụ → lắp ráp → xâm nhập → tổng hợp → giải phóng.
Câu 24: Virus có cấu trúc khối sẽ có
- A. vỏ nhưng thiếu lõi hoặc thiếu vỏ nhưng có lõi.
- B. phần đầu cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu trúc xoắn.
- C. capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
D. capsôme sắp xếp theo chiều hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
Câu 25: Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người là
- A. SARS-CoV-2.
B. HIV.
- C. Paramyxo virus.
- D. Aphtho type A.
Bình luận