Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Nghĩa của câu (tiếp theo)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Nghĩa của câu (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dòng nào sau đây đúng về nghĩa tình thái của câu?

  • A. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
  • B. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai 

Câu 2: Sự nhìn nhận, đánh giá, và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu có thể hiểu là Khi đề cập đến sự việc nào đó người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng chắc chắn, sự hoài nghi, sự phỏng đoán, sự đánh giá cao hay thấp, sự tốt hay xấu, sự nhấn mạnh hay coi nhẹ...đối với sự việc. Đúng hay sai?

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 3: Những từ nào thể hiện nghĩa tình thái của câu khẳng định tính chân thực của sự việc?

  • A. Sự thật là
  • B. Quả thật
  • C. Chắc là
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Từ nào sau đây không thể hiện nghĩa tình thái của câu về đánh giá mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc?

  • A. Có đến
  • B. Chỉ
  • C. Là cùng
  • D. Chắc

Câu 5: Từ nào không thể hiện nghĩa tình thái của câu về đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra?

  • A. Giá thử
  • B. Toan
  • C. Nếu như
  • D. Chắc hẳn 

Câu 6: Dòng nào thể hiện nghĩa tình thái của câu về khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc?

  • A. Phải
  • B. Không thể
  • C. Nhất định
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Nghĩa tình thái của câu thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người nói với người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 8: Câu văn sau thể hiện thái độ gì của người nói với người nghe: "Em thắp đèn lên chị Liên nhé?"

  • A. Tình cảm thân mật, gần gũi
  • B. Thái độ bực tức, hách dịch
  • C. Thái độ kính cẩn
  • D. Thái độ nể trọng

Câu 9: Câu văn nào sau đây thể hiện nghĩa tình thái về khẳng định tính chân thực của sự việc?

  • A. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
  • B. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá là cùng.
  • C. Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
  • D. Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.

Câu 10: Câu văn sau đây thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe: "Người loong toong đáp: " - Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách."

  • A. Tình cảm thân mật, gần gũi
  • B. Thái độ bực tức, hách dịch
  • C. Thái độ kính cẩn
  • D. Thái độ nể trọng

Câu 11: Xác định những từ thể hiện nghĩa tình thái trong câu: "Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà."

  • A. Anh 
  • B. Đã hẹn
  • C. Dự
  • D. Kia mà

Câu 12: Xác định những từ thể hiện nghĩa tình thái trong câu: "Bài soạn của Tech12h rất hay đặc biệt là phần đầu."

  • A. Bài soạn của Tech12
  • B. Rất hay
  • C. Đặc biệt là
  • D. Phần đầu

Câu 13: Chọn từ thích hợp có thể điền vào chỗ trống để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với sự việc?

"Chí Phèo ... đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau."

  • A. Dễ
  • B. Chả lẽ
  • C. Tận
  • D. Hình như 

Câu 14: Xác định thành phần tình thái trong câu văn sau: "Chả lẽ nhà cô không còn cái bình nào khác đẹp hơn?"

  • A. Chả lẽ
  • B. Không có 
  • C. Đẹp hơn

Câu 15: Xác định thành phần tình thái trong câu sau: "Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa."

  • A. Cuộc đấu tranh
  • B. Kẻ thù
  • C. Có thể
  • D. Hơn nữa

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác