Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khái niệm câu bị động?

  • A. Là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác
  • B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
  • C. Là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót ,phấn khích, ngạc nhiên,..của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó.

Câu 2: Mô hình chung của câu bị động là gì?

  • A. Đối tượng của hành động - động từ bị động (bị, được) - chủ thể hành động - hành động.
  • B. Chủ thể hành động - hành động - đối tượng của hành động.
  • C. Từ cảm thán - đối tượng của hành động - hành động.

Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu bị động?

  • A. Cô gái nhà bên khiến chàng trai kia xao lòng.
  • B. Nếu có cố gắng, anh đã chẳng trượt kì thi kết thúc môn vừa rồi.
  • C. Áo dài là biểu tượng thời trang của người con gái Việt Nam
  • D. Hắn bị cô gái kia lừa mất số tiền cuối cùng trong ví. 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà".

Câu 4: Câu nào là câu bị động trong đoạn trích? 

  • A. Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời
  • B. Có ai nấu cho mà ăn đâu
  • C. Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
  • D. Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà".

Câu 5: Tác dụng của việc dùng câu bị động trong đoạn trích trên là gì?

  • A. Tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về "hắn".
  • B. Tạo điểm nhấn cho lời văn 
  • C. Tạo tính hấp dẫn, thú vị, thay đổi giọng đọc cho người nói khi đọc tác phẩm

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông đã nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân. Chính vì thế ông tìm đến con đường nghệ thuật hiện chủ nghĩa.

Câu 6: Tìm câu bị động trong đoạn trích trên?

  • A. Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
  • B. Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời.
  • C. Nhưng ông đã nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân.
  • D. Chính vì thế ông tìm đến con đường nghệ thuật hiện chủ nghĩa.

Câu 7: Tác dụng của câu bị động trong đoạn trích trên?

  • A. Tạo ra sự liên kết dẫn dắt, liên kết giữa Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn và con đường đến chủ nghĩa hiện thực.
  • B. Tạo điểm nhấn chính về Nam Cao trên con đường nghệ thuật của mình
  • C. Cả A và B đều đúng 
  • D. Cả A và B đều sai 

Câu 8: Khởi ngữ là gì?

  • A. Là thành phần câu nêu lên đề tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu.
  • B. Là thành phần câu nói về thời gian, địa điểm
  • C. Là thành phần câu có nhiệm vụ bổ nghĩa cho chủ ngữ
  • D. Là thành phần câu giải thích cho vị ngữ

Câu 9: Vị trí của khởi ngữ trong câu?

  • A. Đứng đầu câu
  • B. Đứng sau chủ ngữ
  • C. Đứng sau vị ngữ

Câu 10: Xác định khởi ngữ trong câu: "Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập"

  • A. Tôi 
  • B. Tự tôi
  • C. Ngày nào tôi cũng tập 
  • D. Không có khởi ngữ

Câu 11: Xác định câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trích sau:

"Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn-xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm."

  • A. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta.
  • B. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ.
  • C. Tôn-xtôi nói vắn tắt: "Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm."

Câu 12: Trạng ngữ là gì?

  • A. Là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
  • B. Là thành phần chính của câu, có thể thay thế chủ ngữ hoặc vị ngữ
  • C. Là thành phần phụ của câu nhưng phải có khi đặt câu

Câu 13: Dòng nào sau đây không đúng về các loại trạng ngữ thường gặp

  • A. Chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện
  • B. Các danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng
  • C. Các tên riêng của người, địa danh, sự vật

Câu 14: Vị trí của trạng ngữ trong câu?

  • A. Đầu câu, giữa câu, cuối câu 
  • B. Chỉ nằm ở cuối câu 
  • C. Chỉ nằm ở giữa chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Chỉ nằm ở đầu câu

Câu 15: Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống

Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

/.../

 Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

  • A. Khi nghe tiếng An, Liên đửng dậy trả lời
  • B. Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời
  • C. Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời
  • D. Liên nghe tiếng An, đứng dậy trả lời

 

 

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác