Tắt QC

Trắc nghiệm Mĩ thuật 9 chân trời bản 1 Bài 1: Vẽ kí họa dáng người

Trắc nghiệm Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 1: Vẽ kí họa dáng người mĩ thuật 9chân trời sáng tạo bản 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo em, sản phẩm mĩ thuật kí họa dáng người tốt không cần đạt điều kiện nào dưới đây?

  • A. Hình vẽ có tỉ lệ phù hợp, gần với đặc điểm của mẫu. 
  • B. Hình vẽ thể hiện rõ tư thế, động tác của hoạt động.
  • C. Biết cách điều chỉnh để hình kí họa có tỉ lệ, thế dáng phù hợp hơn với hình mẫu. 
  • D. Dáng người, hoạt động của nhân vật ở thư thế đứng.

Câu 2: Đâu không phải là một trong các bước kí họa dáng người?

  • A. Vẽ mô phỏng đường hướng của người mẫu bằng các nét thẳng.
  • B. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu. 
  • C. Vẽ thêm cảnh vật theo phong cách siêu thực. 
  • D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.

Câu 3: Hình ảnh nào dưới đây là sản phẩm kí họa dáng người của họa sĩ?

 

  • A. Hình 1 Văn nghệ sĩ Việt qua tranh chân dung - VnExpress Giải trí
  • B. Hình 2 Soạn mĩ thuật lớp 7 Bài 18+19: Vẽ theo mẫu: Kí họa - Kí họa ngoài trời | Âm  nhạc và mỹ thuật lớp 7
  • C. Hình 3 Nghệ thuật sơn mài – tinh túy truyền thống và niềm tự hào của mỹ thuật Việt
  • D. Hình 4 Trường phái Siêu thực – Nơi trú ẩn của những kẻ mộng mơ – Mầm

Câu 4: Vẽ kí họa dáng người không đòi hỏi người nghệ sĩ cần phải có kĩ năng nào?

  • A. Có cái nhìn tổng thế, bao quát. 
  • B. Cảm nhận được chiều sâu khi thể hiện cho bức tranh. 
  • C. Nắm bắt nhanh mọi khoảnh khắc thú vị nhất về đặc điểm, hình dáng của con người.
  • D. Chuẩn bị một số dụng cụ để luôn đem theo bên người.

Câu 5: Hình ảnh dưới đây nói về nội dung của bước nào trong kí họa dáng người?

A group of people doing martial arts

Description automatically generated

  • A. Phân mảng sáng, tối, làm nổi khối và tạo cảm giác sinh động.
  • B. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu. 
  • C. Vẽ dáng hoạt động theo tỉ lệ của người mẫu.
  • D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.

Câu 6: Tỉ lệ chiều cao của người Việt Nam thường thấp hơn so với tỉ lệ chuẩn của:

  • A. Người châu Á. 
  • B. Người châu Âu.
  • C. Người châu Mỹ.
  • D. Người châu Phi.

Câu 7: Khi kí họa dáng người, tỉ lệ dáng người thay đổi tùy theo:

  • A. Cảm xúc của nhân vật.
  • B. Cách họa sĩ mô phỏng hoạt động của người mẫu. 
  • C. Tư thế hoạt động.
  • D. Cảm xúc của họa sĩ. 

Câu 8: Bước đầu tiên khi kí họa dáng người là:

  • A. Vẽ dáng hoạt động theo tỉ lệ của người mẫu.
  • B. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.
  • C. Vẽ mô phỏng đường hướng của người mẫu bằng các nét thẳng.
  • D. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu.

Câu 9: Hình ảnh dưới đây nói về bước nào khi kí họa dáng người?

A drawing of a person

Description automatically generated

  • A. Vẽ mô phỏng đường hướng của người mẫu bằng các nét thẳng.
  • B. Vẽ chi tiết làm rõ đặc điểm của người mẫu. 
  • C. Vẽ dáng hoạt động theo tỉ lệ của người mẫu.
  • D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.

Câu 10: Hoàn thiện bản vẽ kí họa dáng người từ việc:

  • A. Vẽ khái quát dáng người, quan sát về hình dáng, tỉ lệ nguyên mẫu . 
  • B. Vẽ khái quát dáng người bằng các nét thẳng, mờ.
  • C. Đối chiếu và quan sát hình dáng, tỉ lệ nguyên mẫu.
  • D. Quan sát, ghi nhớ tư thế, động tác, hình dáng của người mẫu.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác