Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?

  • A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài.
  • B. Phong phú về hoa văn trang trí.
  • C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.
  • D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc.

Câu 2: Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

  • A. Con đường áp đặt tôn giáo.
  • B. Con đường thương mại biển.
  • C. Con đường bành trướng xâm lược.
  • D. Con đường buôn bán đường bộ.

Câu 3: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?

  • A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
  • C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
  • D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.

Câu 4: Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là

  • A. Hán và Mông Cổ.
  • B. Miến và Khơ-me.
  • C. Mông - Dao và Nam Á.
  • D. In-đô-nê-diên và Nam Á.

Câu 5: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì

  • A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á.
  • B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.
  • C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á.
  • D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  • A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
  • B. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
  • C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn.
  • D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo.

Câu 7: Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.
  • B. Giải phóng sức lao động của con người.
  • C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
  • D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.

Câu 8: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

  • A. Loài người bước đầu tiến lên nền văn minh công nghiệp.
  • B. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp.
  • C. Con người bước đầu ứng dụng tự động hóa trong sản xuất.
  • D. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.

Câu 9: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là

  • A. dân tộc Tày.
  • B. dân tộc Thái.
  • C. dân tộc Mường.
  • D. dân tộc Kinh.

Câu 10: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?

  • A. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
  • B. Từ thời Bắc thuộc.
  • C. Từ thời Lý - Trần - Hồ.
  • D. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Câu 11: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

  • A. Thái Lan.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Việt Nam.

Câu 12: Nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng rõ nét của những quốc gia nào?

  • A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • B. Hy Lạp và La Mã.
  • C. A-rập và Ba Tư.
  • D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 13: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?

  • A. Thờ thần Đồng Cổ.
  • B. Thờ Mẫu.
  • C. Thờ Phật.
  • D. Thờ Thành hoàng làng.

Câu 14: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?

  • A. Phật giáo.
  • B. Đạo giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Công giáo.

Câu 15: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh

  • A. nông nghiệp lúa nước.
  • B. thương nghiệp đường biển.
  • C. thương nghiệp đường bộ.
  • D. thủ công nghiệp đúc đồng.

Câu 16: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là

  • A. buôn bán đường biển.
  • B. sản xuất thủ công nghiệp.
  • C. sản xuất nông nghiệp.
  • D. buôn bán đường bộ.

Câu 17: Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là

  • A. An Dương Vương.
  • B. Hùng Vương.
  • C. lạc tướng.
  • D. lạc hầu.

Câu 18: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Thờ các vị thần tự nhiên.
  • C. Tín ngưỡng phồn thực.
  • D. Tín ngưỡng thờ Phật.

Câu 19: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

  • A. Canh tác lúa và các cây lương thực.
  • B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
  • C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
  • D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.

Câu 20: Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?

  • A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
  • B. Mặt trận Liên Việt.
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 21: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
  • B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
  • C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
  • D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.

Câu 22: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  • A. Thuyết tương đối.
  • B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
  • C. Thuyết di truyền.
  • D. Thuyết tế bào.

Câu 23: Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là

  • A. Dư địa chí.
  • B. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
  • C. Hồng Đức bản đồ.
  • D. Đại Nam nhất thống toàn đồ.

Câu 24: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế?

  • A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
  • B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • C. Đất đai canh tác giàu phù sa.
  • D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Phù Nam?

  • A. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
  • B. Giáp biển, có nhiều hải cảng.
  • C. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú.
  • D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 26: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

  • A. Lý.
  • B. Trần.
  • C. Lê sơ.
  • D. Nguyễn.

Câu 27: Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào sau đây?

  • A. Ngữ hệ H’Mông - Dao.
  • B. Ngữ hệ Nam Á.
  • C. Ngữ hệ Hán - Tạng.
  • D. Ngữ hệ Thái - Ka-đai.

Câu 28: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
  • B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
  • C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
  • D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.

Câu 29: Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của những tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
  • B. Hồi giáo và Công giáo.
  • C. Nho giáo và Phật giáo.
  • D. Hin-đu giáo và Công giáo.

Câu 30: Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm

  • A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.
  • B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.
  • C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.
  • D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.

Câu 31: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

  • A. Là nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
  • B. Là nền tảng để tiến hành liên minh với các dân tộc láng giềng.
  • C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
  • D. Là cơ sở để mở rộng giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 32: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?

  • A. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
  • B. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.
  • C. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.
  • D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Câu 33: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là

  • A. Phố Hiến.
  • B. Hội An.
  • C. Thanh Hà.
  • D. Thăng Long.

Câu 34: Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

  • A. tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.
  • B. tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.
  • C. thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • D. tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.

Câu 35: Tổ chức nào sau đây có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?

  • A. Đảng Lao động Việt Nam.
  • B. Hội Văn hóa cứu quốc.
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • D. Hội Phản đế đồng minh.

Câu 36: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
  • B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
  • C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
  • D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 37: Nhà ở của người Kinh, Hoa và Chăm chủ yếu là loại nhà nào?

  • A. Nhà sàn.
  • B. Nhà thuyền.
  • C. Nhà rông.
  • D. Nhà trệt.

Câu 38: Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?

  • A. Văn minh La Mã.
  • B. Văn minh Ấn Độ.
  • C. Văn minh Lưỡng Hà.
  • D. Văn minh Trung Hoa.

Câu 39: Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?

  • A. Quý tộc và tu sĩ.
  • B. Nông dân và nô lệ.
  • C. Nông dân và thợ thủ công.
  • D. Thợ thủ công và thương nhân.

Câu 40: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
  • B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
  • C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
  • D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác