Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Nam Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Nam Trung Bộ.

Câu 2: Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

  • A. Con đường áp đặt tôn giáo.
  • B. Con đường thương mại biển.
  • C. Con đường bành trướng xâm lược.
  • D. Con đường buôn bán đường bộ.

Câu 3: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì

  • A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á.
  • B. phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á.
  • C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á.
  • D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.

Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

  • A. Canh tác lúa và các cây lương thực.
  • B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
  • C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
  • D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?

  • A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
  • B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
  • C. Đem lại việc làm cho người dân.
  • D. Là động lực chính phát triển kinh tế.

Câu 6: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
  • B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
  • C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
  • D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.

Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

  • A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
  • B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.
  • C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.
  • D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Câu 8: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là

  • A. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng.
  • B. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
  • C. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.
  • D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?

  • A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
  • B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
  • C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
  • D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.

Câu 10: Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là

  • A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.
  • B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.
  • C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.
  • D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.

Câu 11: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

  • A. Thái Lan.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Việt Nam.

Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

  • A. Mang đậm ảnh hưởng từ bên ngoài.
  • B. Mang màu sắc tôn giáo rõ nét.
  • C. Là tín ngưỡng của cư dân du mục.
  • D. Lệ thuộc và gắn bó với thiên nhiên.

Câu 13: Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.
  • B. Mị Châu - Trọng Thủy.
  • C. Con Rồng cháu Tiên.
  • D. Thánh Gióng.

Câu 14: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

  • A. Lý.
  • B. Trần.
  • C. Lê sơ.
  • D. Nguyễn.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  • A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch.
  • B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số.
  • C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
  • D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?

  • A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
  • B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
  • D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Câu 17: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là

  • A. dân tộc Tày.
  • B. dân tộc Thái.
  • C. dân tộc Mường.
  • D. dân tộc Kinh.

Câu 18:  Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?

  • A. Thờ thần Đồng Cổ.
  • B. Thờ Mẫu.
  • C. Thờ Phật.
  • D. Thờ Thành hoàng làng.

Câu 19: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Thờ các vị thần tự nhiên.
  • C. Tín ngưỡng phồn thực.
  • D. Tín ngưỡng thờ Phật.

Câu 20: Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?

  • A. Chế độ phụ hệ.
  • B. Chế độ mẫu hệ.
  • C. Chế độ vua - tôi.
  • D. Chế độ quan - dân.

Câu 21: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh

  • A. nông nghiệp lúa nước.
  • B. thương nghiệp đường biển.
  • C. thương nghiệp đường bộ.
  • D. thủ công nghiệp đúc đồng.

Câu 22: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của

  • A. động cơ điện.
  • B. máy tính.
  • C. máy hơi nước.
  • D. ô tô.

Câu 23: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?

  • A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
  • C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
  • D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.

Câu 24: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

  • A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  • B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
  • C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
  • D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.

Câu 25: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
  • B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
  • C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
  • D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.

Câu 26: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?

  • A. Bồ Đào Nha.
  • B. Anh.
  • C. Tây Ban Nha.
  • D. Hà Lan.

Câu 27: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?

  • A. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính.
  • B. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
  • C. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo.

Câu 28: Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là

  • A. thịt, cá.
  • B. rau, củ.
  • C. cá, rau.
  • D. lúa, ngô.

Câu 29: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?

  • A. Thờ thần Đồng Cổ.
  • B. Thờ Mẫu.
  • C. Thờ Phật.
  • D. Thờ Thành hoàng làng.

Câu 30: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?

  • A. Phật giáo.
  • B. Đạo giáo.
  • C. Nho giáo.
  • D. Công giáo.

Câu 31: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?

  • A. Văn hóa Phùng Nguyên.
  • B. Văn hóa Óc Eo.
  • C. Văn hóa Sa Huỳnh.
  • D. Văn hóa Hòa Bình.

Câu 32: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?

  • A. Nhà Lý.
  • B. Nhà Trần.
  • C. Nhà Lê sơ.
  • D. Nhà Nguyễn.

Câu 33: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?

  • A. Sông Mê Công.
  • B. Sông Hồng.
  • C. Sông Nin.
  • D. Sông Mê Nam.

Câu 34: Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là

  • A. Hán và Mông Cổ.
  • B. Miến và Khơ-me.
  • C. Mông - Dao và Nam Á.
  • D. In-đô-nê-diên và Nam Á.

Câu 35: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là

  • A. tính toàn diện.
  • B. tính dân chủ.
  • C. tính dân tộc.
  • D. tính cụ thể.

Câu 36: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
  • B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
  • C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
  • D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.

Câu 37: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là

  • A. Dừa và Cau.
  • B. Hổ và Gấu.
  • C. Cam và Quýt.
  • D. Voi và Gấu.

Câu 38: Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?

  • A. Ba.
  • B. Bốn.
  • C. Năm.
  • D. Sáu.

Câu 39: Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?

  • A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • B. Ấn Độ và Trung Quốc.
  • C. A-rập và Ấn Độ.
  • D. Hy Lạp và La Mã.

Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
  • B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
  • C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
  • D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác