Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 14 Cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 14 Cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504) đã viết: “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói này thể hiện điều gì?

  • A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê
  • B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử
  • C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử
  • D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?

  • A. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác
  • B. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ
  • C. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất
  • D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước

Câu 3: Các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào đối với các nước láng giềng ở phía tây và phía nam?

  • A. thực hiện đầy đủ lệ triều cống
  • B. sẵn sàng đoàn kết chiến đấu khi có chiến tranh
  • C. luôn giữ mối quan hệ thân thiện
  • D. luôn giữ vững tư thế của quốc gia độc lập, tự chủ

Câu 4: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

  • A. Quân chủ chuyên chế
  • B. Quân chủ lập hiến
  • C. Dân chủ chủ nô
  • D. Dân chủ đại nghị

Câu 5: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

  • A. Lý
  • B. Trần
  • C. Lê sơ
  • D. Nguyễn

Câu 6:  Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai?

  • A. Vua Lý Thái Tổ                              
  • B. Vua Trần Thái Tông
  • C. Vua Trần Nhân Tông                        
  • D. Vua Lý Nhân Tông

Câu 7: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

  • A. Lý
  • B. Trần
  • C. Lê sơ
  • D. Nguyễn

Câu 8: Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?

  • A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân
  • B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị
  • C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian
  • D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận

Câu 9:  Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?

  • A. Thờ thần Đồng Cổ
  • B. Thờ Mẫu
  • C. Thờ Phật
  • D. Thờ Thành hoàng làng

Câu 10: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?

  • A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp
  • B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề
  • C. Nhân dân có nhu cầu tiếp thu thêm các nghề mới từ bên ngoài
  • D. Nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công trong nước tăng nhanh

Câu 11: Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?

  • A. Dân tộc và dân chủ
  • B. Bình đẳng và văn minh
  • C. Dân tộc và thân dân
  • D. Dân chủ và bình đẳng

Câu 12: Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công

  • A. Súng trường         
  • B. Đại bác           
  • C. Súng thần cơ                
  • D. Tàu chiến

Câu 13: Dựa trên cơ sở chữ Hán, cư dân Đại Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Quốc ngữ                       
  • B. Chữ Hán Việt
  • C. Chữ Latinh                          
  • D. Chữ Nôm

Câu 14: Chùa Một Cột là công trình kiến trúc được xây dựng mô phỏng theo hình dáng

  • A. Bông hoa sen                        
  • B. Bông hoa cúc
  • C. Chiếc lá bồ đề                    
  • D. Bông hoa đại

Câu 15: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

  • A. Chữ Phạn
  • B. Chữ Nôm
  • C. Chữ La-tinh
  • D. Chữ Quốc ngữ

Câu 16: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh dưới triều đại nào?

  • A. Nhà Lê sơ          
  • B. Nhà Lý            
  • C. Nhà Trần                
  • D. Nhà Hồ

Câu 17: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là

  • A. Hoa Lư
  • B. Tây Đô
  • C. Thăng Long
  • D. Phú Xuân

Câu 18: Bộ luật nào được biên soạn khá đầy đủ và hoàn chỉnh trong lịch sử Việt nam từ thế kỉ X –XV?

  • A. Hình Luật                            
  • B. Quốc triều hình luật            
  • C. Hình thư                            
  • D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 19: Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là

  • A. Dư địa chí
  • B. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí
  • C. Hồng Đức bản đồ
  • D. Đại Nam nhất thống toàn đồ

Câu 20: Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?

  • A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến
  • B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán
  • C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
  • D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác