Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

  • A. hiện thực lịch sử.
  • B. nhận thức lịch sử.
  • C. sự kiện tương lai.
  • D. khoa học lịch sử.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

  • A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
  • B. các loài sinh vật trên Trái Đất.
  • C. toàn bộ quá khứ của loài người.
  • D. quá trình hình thành Trái Đất.

Câu 3: Lịch sử được hiểu là

  • A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
  • C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
  • D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Câu 4: Sử học là

  • A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
  • B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.
  • D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.

Câu 5: Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây?

  • A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
  • B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
  • C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.
  • D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

Câu 6: Thu thập sử liệu được hiểu là

  • A. quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
  • B. quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
  • C. một khẩu của quá trình thẩm định sử liệu.
  • D. công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.

Câu 7: Tại sao phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời?

  • A. Hiểu được kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, tránh được sai lầm
  • B. Hội nhập với các cộng đồng, các nước khác trong khu vực và thế giới
  • C. Nguồn cảm hứng sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,… mang lại cơ hội nghề nghiệp mới
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Lịch sử cung cấp cho con người:

  • A. Hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai
  • B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người
  • C. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
  • D. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ

Câu 9: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

  • A. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.
  • B. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
  • C. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
  • D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.

Câu 10: Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta

  • A. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
  • B. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
  • C. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
  • D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.

Câu 11: Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
  • B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
  • C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
  • D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 12: Quan hệ sử học với các ngành khoa học xã hội nhân văn là mối quan hệ tương tác mấy chiều?

  • A. 1 chiều
  • B. 2 chiều
  • C. 3 chiều
  • D. 4 chiều

Câu 13: Tại sao sử học phải sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội để nghiên cứu lịch sử?

  • A. Để nhận thức lịch sử chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn
  • B. Để lịch sử thú vị hơn
  • C. Để tăng độ tin cậy, uy tín hơn
  • D. Để tìm ra sự thật lịch sử

Câu 14: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
  • B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
  • C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
  • D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

Câu 15: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

  • A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
  • B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.
  • C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
  • D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 16: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua

  • A. các nguồn sử liệu.
  • B. quan điểm lịch sử.
  • C. phương pháp nghiên cứu lịch sử.
  • D. phương pháp trình bày lịch sử.

Câu 17: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì ?

  • A. Đảm bảo tính nguyên trạng, "Yếu tố gốc cấu thành di tích", "tính xác thực", "tính toàn vẹn", "giá trị nổi bật". 
  • B. Đảm bảo tính nguyên trạng, "giá trị nổi bật", mà di tích lịch sử-văn hóa vốn có. 
  • C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp. 
  • D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ. 

Câu 18: Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

  • A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
  • B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
  • C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
  • D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.

Câu 19: Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

  • A. Xuất bản.
  • B. Quảng cáo.
  • C. Thủ công mĩ nghệ.
  • D. Du lịch văn hóa.

Câu 20: Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

  • A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
  • B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
  • C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
  • D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.

Câu 21: Ý nào sau đây phản ánh đúng khái niệm văn minh?

  • A. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
  • B. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lịch sử loài người.
  • C. Văn minh là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất.
  • D. Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

Câu 22: Văn minh là gì?

  • A. Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên.
  • B. Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người. 
  • C. Văn minh là sự tiến bộ về vật chất của xã hội loài người
  • D. Không có đáp án chính xác

Câu 23: Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

  • A. Hy Lạp và La Mã.
  • B. Ấn Độ và Trung Hoa.
  • C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • D. La Mã và A-rập.

Câu 24: Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là

  • A. buôn bán đường biển.
  • B. sản xuất nông nghiệp.
  • C. sản xuất thủ công nghiệp.
  • D. buôn bán đường bộ.

Câu 25:  Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:

“…… là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man”.

  • A. Văn minh.
  • B. Văn tự. 
  • C. Văn vật.
  • D. Văn hiến.

Câu 26: Nhà nước Ai cập thống nhất ra đời vào thời gian nào?

  • A. Năm 3000 TCN
  • B. Năm 3200 TCN
  • C. Năm 3500 TCN
  • D. Năm 2500 TCN

Câu 27: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
  • D. Hy Lạp, La Mã.

Câu 28: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?

  • A. Người Hoa Hạ.
  • B. Người Choang.
  • C. Người Mãn.
  • D. Người Mông Cổ.

Câu 29: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?

  • A. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
  • B. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
  • C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
  • D. sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc.

Câu 30: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Hin-đu giáo.
  • D. Bà La Môn giáo.

Câu 31: Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ hình nêm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ La-tinh.

Câu 32: Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại. 
  • B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
  • C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau. 
  • D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại. 

Câu 33: Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là

  • A. Phật giáo.
  • B. Cơ Đốc giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Hin-đu giáo.

Câu 34: Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

  • A. Anh.
  • B. I-ta-li-a.
  • C. Tây Ban Nha.
  • D. Pháp.

Câu 35: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A. Uy-li-am Sếch-xpia.
  • B. Đan-tê A-li-ghê-ri.
  • C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  • D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Câu 36: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

  • A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
  • B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn.
  • C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất.
  • D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí.

Câu 37: Một trong các ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?

  • A. Tạo ra nguồn động lực mới, làm tăng sức lao động cơ bắp của con người.
  • B. Lao động bằng thủ công đã được thay thế bằng máy móc.
  • C. Làm cho năng suât lao động ngày càng tăng.
  • D. Làm thay đổi bộ mặt xã hội của nước Anh.

Câu 38: Thành tựu chủ yếu của nước Anh những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 thế kỉ XIX là gì?

  • A. Những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.
  • B. Những phát minh trong ngành công nghiệp dệt.
  • C. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hoá chất.
  • D. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng.

Câu 39: Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?

  • A. Giêm Oát.
  • B. Giêm Ha-gri-vơ.
  • C. Et-mơn Cát-ri.
  • D. Xli-phen-xơn.

Câu 40: Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là:

  • A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”.
  • B. “Nước công nghiệp hiện đại”.
  • C. “ Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.
  • D. “Công xưởng của thế giới”.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác