Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 cánh diều bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM VĂN MINH ĐẠI VIỆT

- Tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần I 000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX).

- Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hỗ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn.

- Phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia

Đại Việt với kinh đô chủ yếu ở Thăng Long (Hà Nội). 

- Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.

2. TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN MINH ĐẠI VIỆT

Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

- Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 

- Được bảo tồn qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

- Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.

Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt

- Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ bước đầu. - Năm 938, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. 

- Năm 1009, nhà Lý thành lập. 

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đối thành Thăng Long). => Nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc, là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nên nền văn minh Đại Việt.

Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài

- Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, góp phần làm phong

phú nền văn minh Đại Việt.

- Nhiều thành tựu khi du nhập vào Đại Việt đã được cải biên, điều chỉnh.

3. TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT

- Thế kỉ X: 

+ Gắn với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê.

+ Là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, củng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hoá.

- Thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV:  

+ Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lý, Trần, Hà. 

+ Văn minh phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hoà.

- Thế kỉ XV - thế kỉ XVII:

+ Gắn liền với vương triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng.

+ Văn minh tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sắc. 

  • Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ. 
  • Giáo dục, khoa cử có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, văn hoá. 
  • Một số yếu tố văn hoá phương Tây từng bước du nhập vào Đại Việt.

- Đầu thế kỉ XVIII - giữa thể kỉ XIX: 

+ Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lê Trung hưng (giai đoạn hậu kì), Tây Sơn, Nguyễn. 

+ Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu. 

+ Từ giữa thế kỉ XIX, chấm dứt thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt, nội dung chính bài Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác