Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 13 Văn minh Chăm-Pa, văn minh Phù Nam (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 13 Văn minh Chăm - Pa, văn minh Phù Nam. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cư dân Chăm cổ gồm mấy bộ tộc chính?
A. 2
- B. 5
- C. 3
- D. 4
Câu 2: Ai là người có công lập nên nhà nước Chăm-pa?
- A. Thục Phán
- B. Tượng Lâm
C. Khu Liên
- D. Lâm Ấp
Câu 3: Hai bộ tộc Dừa (Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung là gì?
- A. Người Dao
- B. Người Tày
C. Người Chăm
- D. Người Kinh
Câu 4: Một trong những tín ngưỡng bản địa của người Chăm-pa là
A. thờ sinh thực khí
- B. thờ Phật
- C. thờ Thành Hoàng
- D. thờ Thánh A-la
Câu 5: Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
A. Nam Đảo
- B. Mông - Dao
- C. Mường
- D. Thái
Câu 6: Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
- A. Văn hóa Hòa Bình
- B. Văn hóa Bàu Tró
C. Văn hóa Óc Eo
- D. Văn hóa Bắc Sơn
Câu 7: Điền vào chỗ chống: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của ... trong quan hệ gia đình và hôn nhân.
- A. Bô lão
- B. Trưởng tử
- C. Đàn ông
D. Phụ nữ
Câu 8: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Phù Nam là
A. thuyền
- B. ngựa
- C. xe thồ
- D. trâu
Câu 9: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình:
- A. Hai trục
B. Ba trục
- C. Năm trục
- D. Một trục
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
- A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt
- B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng
- D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
Câu 11: Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa nào?
- A. Văn hóa Ấn Độ
B. Văn hóa Sa Huỳnh
- C. Văn hóa Đông Sơn
- D. Văn hóa Văn Lang
Câu 12: Khu vực nào của Việt Nam ngày nay là địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam?
- A. Tây Bắc
- B. Bắc Bộ
- C. Tây Nam
D. Nam Bộ
Câu 13: Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?
- A. Chế độ phụ hệ
B. Chế độ mẫu hệ
- C. Chế độ vua - tôi
- D. Chế độ quan - dân
Câu 14: Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam
- A. Hình thành
B. Rất phát triển
- C. Suy yếu
- B. Bị thôn tính
Câu 15: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
- A. Bắc Bộ
B. Nam Bộ
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Nam Trung Bộ
Câu 16: Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
- A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa
- B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi
- D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương
Câu 17: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế?
A. Giáp biển, có nhiều cảng biển
- B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- C. Đất đai canh tác giàu phù sa
- D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 18: Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là
- A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản
B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển
- C. Thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á
- D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển
Câu 19: Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?
- A. Văn minh La Mã
B. Văn minh Ấn Độ
- C. Văn minh Lưỡng Hà
- D. Văn minh Trung Hoa
Câu 20: Ý nào không đúng khi nói đến điều kiện tự nhiên của Phù Nam.
- A. Nguồn lợi thủy hải sản dồi dào, phong phú
B. Đất đai khô cằn, không thể canh tác.
- C. Nhiều khu vực có thể thiết lập thành cảng biển
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Xem toàn bộ: Giải bài 13 Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam
Bình luận