Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 cánh diều bài 13: Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 13: Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU VỀ VĂN MINH CHĂM – PA
a) Cơ sở hình thành
Điều kiện tự nhiên
- Hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
- Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
- Có những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
- Đường bờ biển dài.
=> Là nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài.
Dân cư
- Cư dân bản địa sinh sống ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung là những người nói tiếng Môn cổ.
- Một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
=> Nhóm cư dân cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.
b) Những thành tựu tiêu biểu
Đời sống vật chất
- Ăn: Gạo nếp, gạo tẻ, các loại kê, đậum cá, tôm, ốc...
- Trang phục: quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.
- Ở:
+ Vua thường ở trong lầu cao.
+ Dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ.
- Đi lại: thuyền là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đều uốn cong.
- Kĩ thuật làm đồ gồm và xây dựng đền tháp phát triển.
+ Sản phẩm từ nghề gốm: tượng phù điêu trang trí kiến trúc đền tháp, gốm trắng men, gốm gia dụng....
Đời sống tinh thần
- Chữ viết: tiếp thu chữ Phạn, sử dụng phổ biến trên các văn bia.
- Văn học:
+ Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, văn bị kí, sử thi,...
+ Văn học viết: thơ, trường ca,...
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum.
- Tôn giáo:
+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, sùng bái các vị thần Hin-đu.
+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội.
- Nghệ thuật: Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,...
- Âm nhạc và ca múa: phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trống,...
Tổ chức xã hội và nhà nước
- Tổ chức xã hội:
+ Sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.
+ Cư dân nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế khoá, lao dịch với nhà nước.
- Tổ chức nhà nước:
+ Được tổ chức theo thể chế quân
chủ chuyên chế.
- Nhà vua là chủ sở hữu tối cao.
- Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương.
+ Cả nước chia thành nhiêu châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.
II. TÌM HIỂU VỀ VĂN MINH PHÙ NAM
a) Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên | |
Vị trí địa lí | - Hình thành trên lưu vực châu thô sông Cửu Long. - Tiếp giáp biển, có nhiều nơi thuận lợi cho việc tránh bão, neo đậu thuyên bè của các thương nhân nên cư dân Phù Nam sớm có điều kiện giao lưu với nền văn minh của nhiều quốc gia khác, đặc biệt là nền văn minh Ấn Độ. |
Sông ngòi | Sông ngòi, kênh rạch chăng chịt đồ ra biển. |
Địa hình | Khu vực thấp, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng lúa nước. |
2. Dân cư | |
Chủ nhân của văn minh Phù Nam chủ yếu là cư dân bản địa (người Môn cổ) kết hợp với một bộ phận cư dân đên từ bên ngoài. |
b) Những thành tựu tiêu biểu
Đời sống vật chất
- Ăn: lúa gạo, các loại rau, củ, quả, tôm, cá,...
- Trang phục:
+ Dân nghèo dùng vải may quân áo; nhà giàu dùng tơ lụa, gấm.
+ Phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quấn làm váy.
+ Thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, vàng, bạc,...
- Ở: sống chủ yếu trong các nhà sàn băng gỗ.
- Đi lại: thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển.
Đời sống tinh thần
- Chữ viết: các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.
- Nghệ thuật: kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.
- Tín ngưỡng và tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo được tôn sùng; sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn.
Tổ chức xã hội và nhà nước
- Tổ chức xã hội: Các xóm làng (phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực.
- Tổ chức nhà nước:
+ Được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.
+ Tiến hành chinh phục nhiều vương quốc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận