Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giai cấp vô sản ra đời từ nửa cuối thế ki XVIIL, trước tiên ở:

  • A. nước Anh
  • B. nước Pháp.
  • C. nước Đức.
  • D. nước Mĩ

Câu 2: Trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, cuộc đấu tranh diễn ra với thời gian dài nhất là

  • A. Khởi nghĩa Liông (Pháp)
  • B. Phong trào Hiến chương (Anh)
  • C. Khởi nghĩa Sơlêđin (Đức)
  • D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên

Câu 3: Tiếp theo phong trào đấu tranh đập phá máy móc, đốt công xưởng là phong trào đấu tranh bằng hình thức:

  • A. bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.
  • B. biểu tình chống giai cấp tư sản.
  • C. bãi thị, bãi khóa đòi tăng lương.
  • D. vũ trang chống lại giai cấp tư sản.

Câu 4: Hạn chế lớn nhất của các nhà xã hội không tưởng là

  • A. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản
  • B. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân
  • C. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
  • D. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân

Câu 5: Nguyên nhân thất bại trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là gì?

  • A. Giai cấp tư sản đàn áp quyết liệt
  • B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn
  • C. Tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này
  • D. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng

Câu 6: Trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt ở nửa đầu thế kỉ XIX là

  • A. Khởi nghĩa Liông (Pháp)
  • B. Phong trào Hiến chương (Anh)
  • C. Khởi nghĩa Sơlêđin (Đức)
  • D. Cuộc biểu tình của công nhân Sicagô (Mĩ)

Câu 7: Năm 1831 diễn ra sự kiện gì ở Pháp?

  • A. Thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà.
  • B. Công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
  • C. Công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng.
  • D. Phong trào “Hiến chương” đòi phố thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm,

Câu 8: R.Ô-oen chủ trương đi đến chủ nghĩa xã hội bằng cách:

  • A. kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng.
  • B. cải tạo xã hội băng việc lập ra những đơn vị lao động.
  • C. thực hiện dân chủ và công bằng xã hội.
  • D. tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương.

Câu 9: Hệ quả của cách mạng công nghiệp là:

  • A. giai câp vô sản ra đời.
  • B. chủ nghĩa tư bản hình thành.
  • C. công nghiệp ngày càng phát triển.
  • D. sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện.

Câu 10: Một trong các điểm tích cực của học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng là:

  • A. mong muốn xây dựng ngay một chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • B. nhận thức được những mặt hạn chế của xã hội tư bản.
  • C. phê phán sâu sắc xã hội phong kiến.
  • D. có ý thức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp nông dân.

Câu 11: Giai cập vô sản thế giới ra đời vào thời gian nào và sớm nhất ở đâu?

  • A. Khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII, sớm nhất ở Pháp.
  • B. Khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII, sớm nhất ở Anh.
  • C. Khoảng nửa cuối thế kỉ XIX, sớm nhất ở Mĩ.
  • D. Khoảng nửa cuối thế kỉ XIX, sớm nhất ở Đức.

Câu 12: Nguồn gốc hình thành giai cấp vô sản là

  • A. Nông dân, thợ thủ công
  • B. Nông dân
  • C. Thợ thủ công
  • D. Nô lệ da đen

Câu 13: Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?

  • A. Đòi thiết lập nền cộng hoà.
  • B. Đòi tăng lương giảm giờ làm.
  • C. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
  • D. Đòi phụ cấp giá đắt đỏ.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây được coi là mặt tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

  • A. Thấy được sức mạnh của quân chúng lao động.
  • B. Thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
  • C. Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
  • D. Vạch ra được lối thoát và giải thích được bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 15: Giai cấp vô sản ra đời từ bao giờ, ở đâu đầu tiên

  • A. Thế kỉ XVI, Nêđéctan
  • B. Thế kỉ XVII, Anh
  • C. Thế kỉ XVIII, Pháp
  • D. Nửa cuối thế kỉ XVIII, Anh

Câu 16: Ý nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng?

  • A. Phê phán xã hội tư bản.
  • B. Dự đoán xã hội tương laI.
  • C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản.
  • D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

Câu 17: Giai cấp vô sản ra đời là do hệ quả của

  • A. Cách mạng tư sản
  • B. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu
  • C. Cách mạng công nghiệp
  • D. Cách mạng vô sản

Câu 18: Cho các sự kiện:

1. Công nhân thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.

2. Phong trào Hiến chương đòi phố thông đầu phiếu, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

3. Công nhân dệt Sơ-lê-din khởi nghĩa phá huỷ nhà xưởng.

4. Công nhân các nhà máy tơ Li-ông lại khởi nghĩa đòi thành lập nên cộng hoà.

Hãy xác định sự kiện nào diễn ra năm 1831 ở Pháp?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 19: Kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột. Phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc. Đó là tư tưởng của những ai?

  • A. Xanh-xi-mông và Sác-lơ Phu-ri-ê.
  • B. Rô-be Ô-oen và Sác-lơ Phu-ri-ê.
  • C. Xanh-xi-mông.
  • D. C.Mác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác