Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Người tối cổ được tìm thấy ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm.
- B. Cách ngày nay khoảng 20 - 40 vạn năm.
- C. Cách ngày nay khoảng 20 - 30 vạn năm.
- D. Cách ngày nay khoảng 25 - 30 vạn năm.
Câu 2: Hoạt động kinh tế bằng nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm là của nền văn hóa nào?
- A. Đông Sơn.
- B. Bắc Sơn.
- C. Sa Huỳnh.
D. Phùng Nguyên.
Câu 3: Nền văn hóa trên đất nước Việt Nam không thuộc thời đá mới là
- A. Văn hóa Hòa Bình
- B. Văn hóa Sơn Vi
C. Văn hóa Phùng Nguyên
- D. Văn hóa Bắc Sơn
Câu 4: Nông nghiệp trồng lúa nước và cây lương thực khác, khai thác sản vật, làm nghề thủ công. Đó là hoạt động kinh tế của nền văn hoá:
A. Đồng Nai.
- B. Phùng Nguyên.
- C. Sa Huỳnh.
- D. Bắc Sơn.
Câu 5: Công cụ bằng đá được ghè đẽo và công cụ bằng tre, gỗ là của văn hoá:
- A. Phùng Nguyên.
B. Hoà Bình - Bắc Sơn.
- C. Sa Huynh.
- D. Đồng Nai.
Câu 6: Địa bàn cư trú ở Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang,... là của nền văn hoá nào?
- A. Sơn Vi
- B. Hòa Bình.
C. Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Phùng Nguyên.
Câu 7: Người tối cổ ở Việt Nam sử dụng phương thức nào để kiếm sống?
A. Họ săn bắt, hái lượm.
- B. Họ săn bắn, hái lượm.
- C. Họ hái lượm, săn bắn.
- D. Họ trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 8: Thời kì văn hóa Phùng Nguyên, con người sử dụng công cụ lao động chủ yếu:
- A. bằng sắt.
- B. bằng đồng thau.
- C. bằng đồng đỏ.
D. vẫn bằng đá.
Câu 9: Ở di tích Sơn Vi (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ gì của Người hiện đại của Việt Nam?
- A. Nhiều răng hoá thạch ở giai đoạn sớm.
- B. Nhiều xương hoá thạch ở giai đoạn muộn.
C. Nhiều công cụ bằng đá ở giai đoạn muộn.
- D. Nhiều công cụ bằng đồng thau ở giai đoạn sớm.
Câu 10: Nối tiếp văn hoá Hoà Bình là văn hoá nào? cách ngày nay bao nhiêu năm?
- A. Văn hoá Sơn La, cách nay khoảng 12.000 đến 7.000 năm.
- B. Văn hoá Phú Thọ, cách nay khoảng 11.000 đến 6.000 năm.
- C. Văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), cách nay khoảng 11.000 đến 8.000 năm.
D. Văn hoá Bắc Sơn, cách nay khoảng 10.000 đến 7.000 năm.
Câu 11: Hoạt động kinh tế bằng săn bắn, hái lượm là hoạt động của con người thuộc nền văn hóa nào trên đất nước Việt Nam?
- A. Người Phùng Nguyên.
B. Người Sơn Vi
- C. Người Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Người Hạ Long, Cái Bèo, Quỳnh Văn Đa Bút, Cầu Sắt.
Câu 12: Cách đây 30 đến 40 vạn năm, địa bàn ở Lạng Sơn, Thanh Hố, Đồng Nai, Bình Phước. Đó là nơi sinh sống của người nào ở Việt Nam?
A. Người tối cổ.
- B. Người Sơn Vi.
- C. Người Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Người tinh khôn.
Câu 13: Tổ chức xã hội của người Hoà Bình - Bắc Sơn là:
- A. sống từng bầy trong các hang động, mái đá.
B. sống trong các thị tộc.
- C. sống trong bộ lạc, gia đình mẫu hệ.
- D. sống thành từng bây.
Câu 14: Đến nền văn hóa nào trên đất nước ta, người nguyên thủy biết kĩ thuật làm gốm
- A. Văn hóa Hòa Bình
B. Văn hóa Bắc Sơn
- C. Văn hóa Phùng Nguyên
- D. Văn hóa Sơn Vi
Câu 15: Sử dụng công cụ bằng đá được mài, cưa, khoan lỗ. Đó là hoạt động kinh tế của:
A. Người Hạ Long, Cái Bèo, Quỳnh Văn Đa Bút, Cầu Sắt.
- B. Người Sơn Vi
- C. Người Hoà Bình - Bắc Sơn.
- D. Người Phùng Nguyên.
Câu 16: Công cụ của cư dân Hòa Bình và Bắc Sơn có nét đặc trưng là
- A. công cụ bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng
- B. công cụ bằng đá được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi
C. công cụ bằng đá được ghè đẽo nhiều hơn, lưỡi đã được mài cho sắc
- D. đa số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ
Câu 17: Cách đây 5000 – 6000 năm, với sự xuất hiện của cuốc đá đã tạo ra sự thay đổi gì trong cuộc sống của người nguyên thủy trên đất nước ta?
- A. Năng suất lao động tăng gấp đôi
- B. Đời sống vật chất được ổn định và cải thiện vượt bậc
C. Năng suất lao động tăng đời sống vật chất được ổn định và cải thiện hơn, cuộc sống tinh thần được nâng cao
- D. Mở ra nhiều phương thức kiếm sống so với thời kì trước
Câu 18: Xã hội nguyên thủy trân đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tức là tương ứng với sự xuất hiện của
- A. người tối cổ
B. người tinh khôn
- C. xã hội có giai cấp và nhà nước
- D. loài vượn cổ
Câu 19: Thành tựu không thuộc giai đoạn cách mạng đá mới ở Việt Nam là
- A. Phát triển kĩ thuật mài, cưa, khoan đá, chế tác đồ gốm
- B. Nông nghiệp trồng lúa nước
- C. Chế tác và sử dụng đồ trang sức
D. Phát minh ra lửa
Câu 20: Cuộc sống của cư dân Sơn Vi có đặc điểm khác so với cư dân Núi Đọ là
- A. sống thành từng bầy với khỏng 20 - 30 người, gồm 3 - 4 thế hệ
- B. kiếm sống bằng phương thức săn bắt hái lượm
C. sống thành các thị tộc, bộ lạc
- D. biết trồng các loại rau, củ, quả và chăn nuôi các loại thú nhỏ
Xem toàn bộ: Giải bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy
Bình luận