Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Yếu tố nào thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ ở Đức chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa?

  • A. Nông nghiệp và công nghiệp phát triển.
  • B. Thị trường được mở rộng.
  • C. Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng.
  • D. Giai cấp tư sản phát triển mạnh.

Câu 2: Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là:

  • A. đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ.
  • B. đất nước vẫn còn bị quý tộc địa chủ thống trị.
  • C. giai cấp tư sản chưa mạnh.
  • D. đất nước bị ngoại xâm đe dọa.

Câu 3: Việc thống nhất nước Đức mang tính chất

  • A. Một cuộc cách mạng
  • B. Một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
  • C. Một cuộc cách mạng tư sản
  • D. Một cuộc nội chiến

Câu 4: Vì sao việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?

  • A. Đánh bại quý tộc Phổ.
  • B. Mở đầu cho sự phát triển đất nước.
  • C. Đã hình thành được chủ nghĩa tư bản.
  • D. Tạo điều kiện cho kinh tế tự bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.

Câu 5: Miễn Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do. Đó là đặc điểm nền kinh tế của:

  • A. Đức.
  • B. I-ta-li-a.
  • C. Mĩ
  • D. Anh.

Câu 6: Năm 1870, Phổ tiến hành cuộc chiến tranh với Pháp vì

  • A. Phổ muốn sáp nhập Pháp vào lãnh thổ của minh
  • B. Phổ muốn Pháp suy yếu về kinh tế
  • C. Pháp cản trở quá trình thống nhất đất nước của Phổ
  • D. Pháp có những hành động khiêu khích, xâm lấn đất đai của Phổ

Câu 7: Tình hình nông nghiệp của nước Đức có điểm nổi bật giống nước Anh và khác so với nước Pháp là

  • A. Tích tụ ruộng đất thông qua quá trình “rào đất cướp ruộng”
  • B. Chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa
  • C. Quý tộc địa chủ không quan tâm đầu tư phát triển sản xuất
  • D. Nông nghiệp lạc hậu

Câu 8: Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ ở miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay:

  • A. các địa chủ và quý tộc mới.
  • B. các trại chủ và nông dân tự do.
  • C. tư sản và quý tộc mới.
  • D. tư sản mại bản.

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức?

  • A. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc.
  • B. Thị trường không thống nhất.
  • C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
  • D. Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh.

Câu 10: Liên bang Bắc Đức ra đời năm 1867, bao gồm

  • A. 8 quốc gia ở Bắc Đức và 4 thành phố tự do
  • B. 18 quốc gia ở Bắc Đức và 4 thành phố tự do
  • C. 28 quốc gia ở Bắc Đức và 3 thành phố tự do
  • D. 18 quốc gia ở Bắc Đức và 3 thành phố tự do

Câu 11: Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của kinh tế các bang miền Bắc nước Mĩ là

  • A. Công nghiệp TBCN phát triển
  • B. Kinh tế của trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế
  • C. Một phần phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng sức lao động của nô lệ
  • D. ứng dụng những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật

Câu 12: Đức sử dụng biện pháp gì để thống nhất đất nước?

  • A. Con đường từ trên xuống.
  • B. Con đường từ dưới lên.
  • C. Nội chiến để thống nhất đất nước.
  • D. Dùng bạo lực để thống nhất đất nước.

Câu 13: Năm 1864 diễn ra sự kiện gì ở Đức?

  • A. Chiến tranh Pháp – Phổ.
  • B. Chiến tranh chông Đan Mạch.
  • C. Chiến tranh chống Áo.
  • D. Liên bang Bắc Đức ra đời.

Câu 14: Đến giữa thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở nước Đức là gì?

  • A. Là nước nông nghiệp lạc hậu
  • B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
  • C. Từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp
  • D. Đội ngũ công nhân tăng nhân

Câu 15: Vào thời gian nào I-ta-li-a hoàn thành việc thống nhất đất nước?

  • A. Năm 1870.
  • B. Năm 1866.
  • C. Năm 1872.
  • D. Năm 1871.

Câu 16: Cuộc đấu thống nhất nước I-ta-li-a nhằm vào kẻ thù nào?

  • A. Đế quốc Áo và Phổ.
  • B. Đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ.
  • C. Các thế lực phong kiến cát cứ ở địa phương.
  • D. Tất cả các kẻ thù trên.

Câu 17: Sự nghiệp thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến ở Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản vì:

  • A. đã mở đường cho sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở các nước này.
  • B. tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ ở các nước này.
  • C. làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị thủ tiêu.
  • D. tạo ra sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 18: Hãy sắp xếp các dữ kiện lịch sử sau theo trình tự thời gian về cuộc Nội chiến ở Mĩ:

1. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành;

2. Quân đội liên bang tấn công thủ phủ Hiệp bang và giành thắng lợi, kết thúc cuộc nội chiến;

3. Nội chiến bùng nổ;

4. Lincôn trúng cử Tổng thống Mĩ.

  • A. 1, 2, 3, 4
  • B. 2, 3, 1, 4
  • C. 4, 3, 1, 2
  • D. 1, 4, 2, 3

Câu 19: Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng làm cho:

  • A. đội ngũ công nhân tăng nhanh
  • B. giai cấp nông dân tăng nhanh.
  • C. giai cấp tư sản tăng nhanh.
  • D. giai cấp tư sản và công nhân tăng nhanh.

Câu 20: Nguyên nhân nào khiến kinh tế ở miền Nam không phát triển được?

  • A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi
  • B. Diện tích đất đai nhỏ hẹp, vúng miền Tây đã thuộc quyền khai phá của các chủ trại
  • C. Chủ nô không chịu áp dụng khoa học kĩ thuật, chỉ chú ý tăng cường bóc lột sức lao động nô lệ
  • D. Chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác