Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên năm 1258
- A. Trần Thủ Độ
- B. Trần Quang Khải
C. Trần Quốc Tuấn
- D. Trần Nhật Duật
Câu 2: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải đụng đầu với các kẻ thù hung hãn nào?
- A. Nhà Tống, Mông - Nguyên
B. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Minh
- C. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Thanh
- D. Nhà Minh và nhà Thanh
Câu 3: Bài thơ thân của Lý Thường Kiệt ngân vang khi cuộc kháng chiến chống Tống lân thứ hai ở sông Như Nguyệt:
- A. kết thúc thắng lợi.
- B. đang diễn ra quyết liệt.
C. chưa diễn ra
- D. quân nhà Tống chuẩn bị đánh Đại Việt
Câu 4: Nước Đại Việt phải đương đầu với ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên diễn ra trong bao nhiêu năm?
- A. Diễn ra trong 15 năm.
- B. Diễn ra trong 20 năm.
- C. Diễn ra trong 25 năm.
D. Diễn ra trong 30 năm.
Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chiếu thắng nào vang dội, mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta?
- A. Chiến thắng Vân Đồn
- B. Chiến thắng Vạn Kiệp
C. Chiến thắng Bạch Đằng
- D. Cả ba chiến thắng trên
Câu 6: Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua trong hoàn cảnh:
- A. nhà Đinh bị sụp đề.
B. triêu đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
- C. triều đình nhà Đinh không đủ sức chống giặc ngoại xâm.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Đến đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ, tàn bạo của quân xâm lược nào?
- A. Quân xâm lược nhà Thanh
B. Quân xâm lược nhà Minh
- C. Quân xâm lược nhà Xiêm
- D. Quân xâm lược nhà Tống
Câu 8: Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
A. Lý Thường Kiệt
- B. Trần Thủ Độ
- C. Trần Hưng Đạo
- D. Trần Thánh Tông
Câu 9: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 mau chóng bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là gì?
- A. Thế giặc quá mạnh.
- B. Nhà Hồ không có tướng tài.
C. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân,
- D. Nhà Hồ có nội phản trong triều.
Câu 10: Dòng sông đã đi vào lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai thời nhà Lý là:
- A. sông Bạch Đằng.
B. sông Như Nguyệt.
- C. sông Tô Lịch.
- D. sông Hồng.
Câu 11: Trận quyết chiến chiến lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất diễn ra ở:
- A. sông Như Nguyệt.
B. Bạch Đằng và ải Chi Lăng.
- C. Đông Bộ Đầu và Hàm Tử.
- D. Vạn Kiếp.
Câu 12: Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, quân dân Đại Việt đã lập nên những chiến công ở đâu?
A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
- B. Bạch Đằng và ải Chỉ Lăng.
- C. Tốt Động, Chúc Động, Chỉ Lăng, Xương Giang.
- D. Bạch Đằng và ải Chỉ Lăng.
Câu 13: Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào?
A. Chống quân Tống lần thứ nhất
- B. Chống quân Tống lần thứ hai
- C. Ba lần chống quân Mông - Nguyên
- D. Chống quân Minh
Câu 14: Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là
A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống Minh
- B. Chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên, chống Minh và chống Xiêm
- C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông - Nguyên và chống Minh
- D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên, chống Minh và chống Thanh
Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật :
- A. Phòng thủ chặt, phản công nhanh.
- B. đánh nhanh, thắng nhanh.
C. “Tiên phát chế nhân”
- D. kết hợp giữa đánh và đàm.
Câu 16: Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?
- A. Thời Đinh - Tiền Lê.
- B. Thời nhà Lý, nhà Trần.
C. Thời nhà Trần.
- D. Thời nhà Hà.
Câu 17: Trong cuộc kháng chiến nào của quân dân ta sử dụng cách đánh cả về tinh thân làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu đề giành thắng lợi quyết định?
- A. Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
B. Kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
- C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- D. Kháng chiến chống quân Minh.
Câu 18: Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- A. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng
- B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc
C. Mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta
- D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ
Câu 19: Trong cuộc kháng chiến nào của quân dân ta sử dụng cách đánh lâu dài làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyêt định giành thăng lợi cuối cùng?
- A. Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
- B. Kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên.
- D. Kháng chiến chỗng quân Minh.
Câu 20: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
- A. Vườn không nhà trống
B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc
- C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc
- D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc
Câu 21: Nước ta củng cố vững chắc nền độc lập từ thời:
- A. nhà Đinh.
- B. nhà Lý.
- C. nhà Trần.
D. nhà Tiền Lê.
Câu 22: Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên?
- A. Đông Bộ Đầu
- B. Chương Dương
- C. Hàm Tử
D. Bạch Đằng
Câu 23: Vị vua nào của nhà trần đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287 – 1288
- A. Trần Thái Tông
- B. Trần Thánh Tông
C. Trần Nhân Tông
- D. Trần Anh Tông
Bình luận