Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Để tích lũy vốn, ở Anh đã diễn ra phong trào
A. “Rào đất cướp ruộng”
B. “cừu ăn thịt người”
C. Cải cách tôn giáo
D. Văn hóa Phục hưng
Câu 2: Người tìm ra châu lục mới – Châu Mĩ là
- A. Vexpuchi
- B. Hoàng tử Henri
- C. Vaxco đơ Gama
D. C.Côlômbô
Câu 3: Vào thế kỉ XV, con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người nước nào chiếm độc quyền?
- A. Đan Mạch.
- B. Hà Lan.
- C. Bỉ.
D. Thổ Nhĩ Kì
Câu 4: Một trong các điều kiện đưa đến cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV là:
- A. nhu cầu tìm kiếm con đường mới.
B. khoa học - kĩ thuật có những bước tiến đáng kể.
- C. nhu cầu giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa lrung Hải.
- D. nhu cầu tiêu dùng của quý tộc phong kiến ngày càng tăng.
Câu 5: Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ mà vẫn nhằm tưởng đó là Ấn Độ?
A. Cô-lôm-bô.
- B. Va-xcô đơ Ga- ma.
- C. Ma-gien-lan.
- D. Tất cả các nhà thám hiểm trên.
Câu 6: Giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng. Đó là:
A. nguyên nhân của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- B. đặc điểm của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- C. mục đích của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- D. hậu quả của phong trào Văn hóa Phục hưng.
Câu 7: Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát kiến địa lí ở thế ki XV- XVI?
A. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng
- B. Do khoa học - kĩ thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng.
- C. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội.
- D. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước.
Câu 8: Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu:
A. về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- B. thị trường từ các nước phương Đông.
- C. nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng tăng.
- D. việc buôn bán với Thổ Nhĩ Kì.
Câu 9: Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng nhiều thủ đoạn, ngoại trừ
A. Dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công
B. Cướp bóc thực dân đối với các nước Châu Mĩ, châu Phi và châu Á
C. Đầu tư vốn vào các thuộc địa để phát triển sản xuất, thu lợi nhuận
D. Bóc lột nhân dân lao động trong nước
Câu 10: Kinh tế hàng hoá ở châu Âu phát triển, cần thị trường ở:
- A. châu Á.
- B. Đông Nam Á.
C. các nước phương Đông.
- D. các nước phương Tây.
Câu 11: Câu nào dưới đây không nằm trong mục đích của cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV của các quý tộc phong kiến châu Âu?
- A. Tìm nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
- B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hoá từ phương Đông.
C. Tìm vùng đất mới ở châu Phi và châu Âu.
- D. Câu a và b là phương án trả lời đúng.
Câu 12: Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là
A. Tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất
B. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, dân tộc mới
C. Mở mang nhận thức khoa học cho con người
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Câu 13: Những hiểu biết về địa lí, về đại lượng, về sử dụng la bàn. Đó là:
- A. nguyên nhân của phát kiên địa lí
B. điều kiện của phát kiên địa lí
- C. hệ quả phát kiến địa lí
- D. tính chất của phát kiến địa lí
Câu 14: Hướng đi của C.Côlômbô có điểm gì khác với các nhà phát kiến địa lí khác
- A. Đi xuống hướng nam
- B. Đi sang hướng đông
C. Đi về hướng tây
- D. Ngược lên hướng bắc
Câu 15: Cuộc phát kiến địa lí thế ki XV - XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn của con người, đó là gì?
- A. Phát hiện ra con đường buôn bán mới giữa phương Đông và phương Tây
- B. Phát hiện ra châu Đại Dương.
C. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới.
- D. Phát hiện ra châu Mĩ
Câu 16: Từ khi C. Cô-lôm-bô bắt đầu cuộc phát kiến địa lí đến khi Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển mất bao nhiêu năm?
- A. 20 năm.
B. 27 năm.
- C. 26 năm.
- D. 25 năm.
Câu 17: Trong cuộc tìm kiếm vùng đất mới, hương liệu mới,... ai là người được phong làm Phó vương Ấn Độ?
- A. C. Cô-lôm-bô.
- B. Va-xcô đơ Ga-ma.
- C. Ma-gien-lan.
D. C. Cô-lôm-bô và Va-xcô đơ Ga-ma.
Câu 18: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện cần các điều kiện gì?
A. Vốn và đội ngũ công nhân làm thuê.
- B. Của cải dư thừa và người làm thuê
- C. Khoa học - kĩ thuật phát triển và nhân công.
- D. Sản xuất phát triển và vốn
Câu 19: Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là
A. Ph.Magienlan
- B. C.Côlômbô
- C. B.Điaxơ
- D. Vaxco đơ Gama
Câu 20: Để cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, cần phải có vốn. Vậy vốn được lấy từ đâu?
- A. Bóc lột công nhân làm thuê.
B. Trong các cuộc phát kiến địa lí.
- C. Thành thị buôn bán phát đạt.
- D. Quan hệ buôn bán với thương nhân các nước.
Câu 21: Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- B. Hi Lạp, Italia
- C. Anh, Hà Lan
- D. Tây Ban Nha, Anh
Câu 22: Để có đội ngũ công nhân làm thuê, một thành tố của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã
- A. bóc lột sức lao động của nông dân
- B. Bắt nô lệ trở thành công nhân làm thuê
C. Tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền
- D. bắt nô lệ từ từ các nơi về làm công nhân.
Câu 23: Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là
A. Quan hệ giữa chủ đất và nông nô
B. Quan hệ giữa lãnh chúa và nộp hiện vật
C. Quan hệ “phong quân – bồi thần”
D. Quan hệ giữa chủ và thợ, giữa chủ ruộng đất và công nhân nông nghiệp
Xem toàn bộ: Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại
Bình luận