Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: “Hiển tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí có mạnh thì nước mới thịnh”. Câu nói đó của ai?

  • A. Lê Thánh Tông.
  • B. Lý Thánh Tông.
  • C. Trần Nhân Tông.
  • D. Lê Hiển Tông.

Câu 2: Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa

  • A. Trung Quốc      
  • B. Ấn Độ
  • C. Champa      
  • D. Dân gian

Câu 3: Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là

  • A. Vua Lê, chúa Trịnh
  • B. Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn
  • C. Nam triều – Bắc triều; vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn (Đàng Trong)
  • D. Vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn

Câu 4: Tên nước ta là Đại Việt có trong các thời kì nào?

  • A. Lý, Trần, Hồ.
  • B. Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần.
  • C. Lý, Trần, Nguyễn.
  • D. Lý, Trần, Lê Sơ, Nguyễn.

Câu 5: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là

  • A. Văn minh sông Hồng
  • B. Văn minh sông Hồng, sông Cả, sông Mã
  • C. Văn minh phương Đông
  • D. Văn minh đồ đồng

Câu 6: “An Nam tứ đại khí” bao gồm

  • A. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền
  • B. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột
  • C. Vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Bình Sơn, chuông Quy Điền
  • D. Vạc Phổ Minh, tượng phật A Di Đà, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền

Câu 7: Từ thế kỉ II TCN đến năm 42 - 43, nhân dân ta phải đương đầu với các thế lực phong kiến phương Bắc là:

  • A. nhà Tần, nhà Nam Hán, nhà Tống.
  • B. nhà Tần, nhà Triệu, nhà Đông Hán.
  • C. nhà Triệu, nhà Nam Hán.
  • D. nhà Tần, nhà Tống, nhà Minh.

Câu 8: Trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên, ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất?

  • A. Vua Trần Thái Tông.
  • B. Vua Trần Thánh Tông.
  • C. Trần Hưng Đạo.
  • D. Trần Bình Trọng.

Câu 9: Nhà văn hóa tiêu biểu nhất của nền văn minh Đại Việt là

  • A. Chu Văn An
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Trương Hán Siêu
  • D. Cao Bá Quát

Câu 10: Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào:

  • A. thời Lý - Trần.
  • B. thời Đinh - Tiên Lê.
  • C. nhà Nguyễn.
  • D. nhà Hậu Lê.

Câu 11: Thời kì nhà Ngô, kinh đô của nước Âu Lạc đóng tại đâu?

  • A. Hoa Lư.
  • B. Cổ Loa.
  • C. Thăng Long.
  • D. Đại La.

Câu 12: Bộ luật là Quốc triều hình luật. Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử. Có Quốc viện sử (đảm nhiệm việc viết sử), Đạo Phật phát triển, Nho giáo ngày càng phát triển. Đó là đặc trưng của:

  • A. Nhà Đinh.
  • B. Nhà tiền Lê.
  • C. Nhà Lý.
  • D. Nhà Trần.

Câu 13: Quốc gia cô đại ra đời sớm nhất trên đất nước ta là quốc gia nào?

  • A. Quốc gia Lâm Ấp.
  • B. Quốc gia Văn Lang.
  • C. Quốc gia Phù Nam.
  • D. Quốc gia Âu Lạc.

Câu 14: Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện

  • A. Hoàn chỉnh các kì thi năm 1396
  • B. Việc dựng bia tiến sĩ năm 1484
  • C. Tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075
  • D. Lập Văn miếu năm 1070

Câu 15: Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại phương Bắc vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ III TCN.
  • B. Từ thế kỈ II TCN.
  • C. Từ thế kỈ IV TCN.
  • D. Cuối thế kỉ III TCN.

Câu 16: Vào thời gian nào tên nước Đại Cồ Việt được đổi thành Đại Việt?

  • A. Năm 1056.
  • B. Năm 1055.
  • C. Năm 1054.
  • D. Năm 1052.

Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Là nền văn minh thứ hai của người Việt
  • B. Tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa phong phú
  • C. Là nền văn minh bản địa, tạo tiền đề cho sự phát triển của nên văn minh Đại Việt
  • D. Tạo tiền đề vững chắc để dân tộc ta không bị đồng hóa trong thời Bắc thuộc, tiến lên đấu tranh giành độc lập, tự chủ

Câu 18: Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI?

  • A. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo.
  • B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn.
  • C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo.
  • D. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn.

Câu 19: Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc phát triển nền kinh tế

  • A. Săn bắn, hái lượm
  • B. Trồng trọt và chăn nuôi
  • C. Nông nghiệp trồng lúa nước
  • D. Nông nghiệp đa dạng

Câu 20: Nho giáo chiếm địa vị độc tôn; văn học chữ Hán, văn thơ chữ Nôm phát triển; Sử học: Đại Việt Sử kí, Đại Việt Sử kí toàn thư. Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí. An Nam hình thăng đồ. Đó là đặc điểm thời nào?

  • A. Thời nhà Lê Sơ.
  • B. Thời nhà Tiền Lê.
  • C. Thời nhà Trần.
  • D. Thời nhà Lý.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác