Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến ở nước ta theo thứ tự thời gian.

  • A. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn.
  • B. Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn.
  • C. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn.
  • D. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Lê sơ, Hồ, Nguyễn.

Câu 2: Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì

  • A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân
  • B. Duy trì trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước
  • C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã
  • D. Đề cao Nho giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc để giữ quan hệ hòa hiếu

Câu 3: Để xây dựng nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc, cha ông ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Vậy, chữ Nôm là

  • A. Sự tổng hợp của các chữ viết du nhập nước ta
  • B. Sự cải biến từ chữ Hán
  • C. Sự pha trộn giữa chữ Hán của Trung Hoa và chữ Phạn của Ấn Độ
  • D. Sự độc lập, sáng tạo của dân tộc ta

Câu 4: Ai được mệnh danh là “Ông tổ phục hưng”?

  • A. Lý Thường Kiệt.
  • B. Vua Lê Thánh Tông.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Lê Hoàn.

Câu 5: Tên nước ta là Đại Cô Việt có từ thời kì nào?

  • A. Nhà Ngô.
  • B. Nhà Lý.
  • C. Đinh - Tiền Lê.
  • D. Nhà Trần.

Câu 6: Sau một ngàn năm chiến đấu kiên cường chống Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam bước vào một thời đại mới, thời đại phong kiến độc lập từ thế ki nào đến thế kỉ nào?

  • A. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIV.
  • B. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX,
  • C. Từ thế kỉ IX đến giữa thế kỉ XVIII
  • D. Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVII

Câu 7: Người được coi là ông tổ của ngành sử học Việt Nam là

  • A. Ngô Sĩ Liên
  • B. Lê Văn Hưu
  • C. Trần Quốc Tuấn
  • D. Nguyễn Trãi

Câu 8:Trong khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Nam Trung Bộ ngày nay, quốc gia nào ra đời?

  • A. Phù Nam.
  • B. Lâm Ấp - Chăm-pa.
  • C. Đại Việt.
  • D. Lạc Việt.

Câu 9: Những quốc gia cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là:

  • A. Văn Lang - Âu Lạc, Lạc Việt.
  • B. Văn Lang, Âu Lạc.
  • C. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa.
  • D. Văn Lang - Âu Lạc, Lâm Ấp - Chăm-pa, Phù Nam.

Câu 10: Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta là của

  • A. Khúc Hạo
  • B. Hồ Quý Ly
  • C. Lê Thánh Tông
  • D. Quang Trung

Câu 11: “An Nam tứ đại khí” chính là

  • A. Những công trình Phật giáo được xây dựng khắp mọi nơi thời Lý – Trần
  • B. Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lý – Trần
  • C. Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Đinh - Tiền Lê
  • D. Bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lê sơ

Câu 12: Đầu thế kỉ X, người Việt lật đổ chế độ đô hộ của triều đại nào ở Trung Quốc, giành lại quyền tự chủ, độc lập?

  • A. Nhà Tống.
  • B. Nhà Nguyên.
  • C. Nhà Hán.
  • D. Nhà Đường.

Câu 13: Năm 1418 -1427, diễn ra sự kiện lịch sử:

  • A. Nguyễn Huệ chống quân xâm lược Xiêm.
  • B. Lê Lợi chống quân xâm lược Minh
  • C. Nhà Lý chống xâm lược Tống
  • D. Nhà Hồ chống quân xâm lược Minh

Câu 14: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII theo thứ tự thời gian?

  • A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa.
  • B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chỉ Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa.
  • C. Chi Lăng - Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi - Đông Đa, Như Nguyệt.
  • D. Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa, Như Nguyệt, Bạch Đằng.

Câu 15: Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, dân tộc ta đã bao nhiêu lần phải đương đầu với giặc xâm lược ?

  • A. 3 lần      
  • B. 4 lần
  • C. 6 lần      
  • D. 8 lần

Câu 16: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh dưới triều đại nào?

  • A. Nhà Đinh      
  • B. Nhà Lý
  • C. Nhà Trần      
  • D. Nhà Lê sơ

Câu 17: Cho các sự kiện:

1. Tên nước Đại Việt.

2. Kinh đô đóng ở Đại La - Thăng Long.

3. Niên đại: 1010.

Các sự kiện trên gắn với thời kì nào ở nước ta?

  • A. Nhà Đinh - Tiền Lê.
  • B. Nhà Lý.
  • C. Nhà Trần.
  • D. Nhà Hồ.

Câu 18: Bộ Sử học như Đại Việt Sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, ra đời trong thời kì nào?

  • A. Thời nhà Lý.
  • B. Thời nhà Trần.
  • C. Thời nhà Lê sơ.
  • D. Thời nhà Nguyễn.

Câu 19: Dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập tự chủ của nước ta là

  • A. Năm 905      
  • B. Năm 907
  • C. Năm 938      
  • D. Năm 968

Câu 20: Tổng chỉ huy quân đội, viết sách “Binh thư yếu lược”, “Hịch tướng sĩ” là ai?

  • A. Ngô Quyền.
  • B. Trần Quốc Tuần.
  • C. Trần Bình Trọng.
  • D. Lê Hoàn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác