Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hiến pháp mới của Đức được ban hành, trong đó củng cố vai trò của

  • A. Giai cấp tư sản Đức
  • B. Giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa
  • C. Quý tộc quân phiệt Đức
  • D. Quý tộc quân phiệt Phổ

Câu 2: Trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã đạt được kết quả gì?

  • A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước.
  • B. Thống nhất được các bang miền Nam nước Đức.
  • C. Giải phóng được toàn bộ nước Đức.
  • D. Thành lập đế chế cho nước Đức.

Câu 3: Năm 1861, ở Mĩ diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Nội chiến bắt đầu
  • B. Lincôn trúng cử Tổng thống
  • C. Lincôn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư
  • D. Lincôn kí sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ

Câu 4: Ý không phải kết quả của việc thống nhất nước Đức là

  • A. Liên bang Bắc Đức ra đời
  • B. Hiến pháp mới được thông qua
  • C. Đức chiến thắng Pháp, thu phục các bang miền Nam hoàn thành công việc thống nhất đất nước
  • D. Lễ tuyên bố thành lập Đế chế Đức tổ chức tại Cung điện Vécxai (Pháp)

Câu 5: Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp), Bi-xmác trở thành:

  • A. Hoàng đế nước Đức.
  • B. Thủ tướng nước Đức.
  • C. Chủ tịch nước Đức.
  • D. Tổng thống nước Đức.

Câu 6: Đến giữa thế kỉ XIX, ở miền Nam nước Mĩ phát triển kinh tế đồn điền dựa trên cơ sở nào?

  • A. Sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
  • B. Sự bóc lột công nhân làm thuê,
  • C. Sự bóc lột nông dân.
  • D. Sự bóc lột các tầng lớp nhân dân lao động.

Câu 7: Kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triển chăn nuôi và sản xuất lúa mì đề phục vụ thị trường công nghiệp. Đó là đặc điểm kinh tế ở miễn nào của nước Mĩ giữa thế kỉ XIX?

  • A. Miền Đông và miền Tây.
  • B. Miền Nam và miền Bắc.
  • C. Miễn Bắc và miễn Tây.
  • D. Miễn Nam và miền Tây.

Câu 8: Lực lượng lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức có điểm gì khác so với cách mạng Anh và Pháp

  • A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
  • B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo
  • C. Do quý tộc quân phiệt lãnh đạo
  • D. Do tư sản liên minh với quý tộc phong kiến lãnh đạo

Câu 9: Giữa thế kỉ XIX, ở Mĩ sự tồn tại của chế độ nào đã cản trở nên kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển?

  • A. Chế độ phong kiến.
  • B. Chế độ nô lệ.
  • C. Chế độ chiếm nô.
  • D. Chế độ chủ trại.

Câu 10: Vì sao việc thống nhất nước Đức có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?

  • A. Nó đánh bại chế độ phong kiến ở Đức.
  • B. Nó đánh bại các thế lực ngoại xâm.
  • C. Nó tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Đức.
  • D. Nó tạo ra sự thống nhất thị trường trong toàn quốc.

Câu 11: Giữa thế kỉ XIX, các vương quốc của I-ta-li-a chịu sự khống chế của để quốc nào?

  • A. Đế quốc Anh.
  • B. Đế quốc Đức.
  • C. Đế quốc Áo.
  • D. Đế quốc Pháp.

Câu 12: Nửa cuối thế kỉ XIX, yêu cầu cần thiết đặt ra cho nước Đức là gì?

  • A. Thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài
  • B. Thống nhất đất nước
  • C. Thành lập chính quyền của giai cấp tư sản
  • D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 13: Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a có đặc điểm gì giống với nước Đức?

  • A. Đều chịu sự thống trị của Áo.
  • B. Đều có nền kinh tế lạc hậu kém phát triển.
  • C. Tầng lớp quý tộc mới đã nắm chính quyền.
  • D. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc.

Câu 14: Một trong những hệ quả của việc thống nhất nước Đức, I-ta-li-a là:

  • A. đưa các nước này thoát khỏi ràng buộc của chế độ phong kiến.
  • B. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức, I-ta-li-a và ở các nước châu Âu.
  • C. tạo ra thị trường thống nhất ở Đức, I-ta-li-a.
  • D. làm nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu 15: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mĩ?

  • A. Thống nhất đất nước sau nhiều năm bị chia cắt
  • B. Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam
  • C. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở miền Nam
  • D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX

Câu 16: Cho các sự kiện:

1. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành.

2. Trong trận đánh quyết định tấn công thủ phủ Liên hiệp bang, quân đội Liên bang đã chiến thắng vẻ vang, chấm dứt cuộc nội chiến.

3. Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư, tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế trang trại.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

  • A. 2, 1, 3.
  • B. 2, 3, 1.
  • C. 3, 1, 2.
  • D. 3, 2, 1.

Câu 17: Hai vương quốc lớn nhất nước Đức là

  • A. Áo – Phổ
  • B. Áo – Hung
  • C. Pháp – Phổ
  • D. Phổ - Bắc Đức

Câu 18: Giữa thế kỉ XIX, ở Mĩ diễn ra mâu thuẫn nào ngày càng gay găt

  • A. Mâu thuẫn giữa các trại chủ và nông dân tự đo.
  • B. Mâu thuẫn giữa các chủ trại với nô lệ.
  • C. Mâu thuẫn giữa các trại chủ miền Bắc với các chủ nô miền Nam.
  • D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến.

Câu 19: Bi-xmác là nười đại diện cho:

  • A. quý tộc Đức.
  • B. quý tộc Phố.
  • C. quý tộc Pháp.
  • D. quần chúng nhân dân Đức.

Câu 20: Điều gì cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển?

  • A. Lãnh thổ đất nước được mở rộng quá nhanh

  • B. Miền Tây phát triển nóng nền kinh tế trại chủ

  • C. Nền kinh tế Mĩ phát triển nóng, cung vượt quá cầu

  • D. Sự tồn tại của chế độ nô lê


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác