Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: vì Sao vua Lu - XVi phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5 - 5 – 1789 tại cung điện Véc-xai?

  • A. Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia.
  • B. Các thê lực chống đối nhà vua nổ ra khắp nơi.
  • C. Đất nước đang lâm nguy.
  • D. Quân chúng bất bình với nhà vua đã nổi dậy tấn công vào cung đình.

Câu 2: Cuối thế kỉ XVIII, chế độ nào trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp?

  • A. Chế độ điền trang, thái ấp.
  • B. Chế độ phong kiến.
  • C. Chế độ quân chủ chuyên chế.
  • D. Chế độ cộng hòa.

Câu 3: Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp là:

  • A. ngày 14 - 7 - 1789, quân chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công chiếm ngục Ba-xti.
  • B. ngày 14 - 7 - 1789, đưa đại tư sản lên nắm chính quyền.
  • C. ngày 5 - 5 - 1789 tại cung điện Véc-xai bị quần chúng đánh chiếm.
  • D. ngày 14 - 7 - 1789, quân chúng khởi nghĩa ở Pari.

Câu 4: Một trong những nét nổi bật của nền kinh tế nước Pháp trước cách mạng là:

  • A. nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
  • B. nước Pháp Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.
  • C. nước Pháp là nước công nghiệp phát triển.
  • D. nước Pháp là nước có nền công nghiệp và nông nghiệp đứng đầu châu Âu.

Câu 5: Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức nào?

  • A. Cộng hòa.
  • B. Dân chủ lập hiến.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Tư sản.

Câu 6: Người nông dân ở Pháp trước cách mạng bị bóc lột bởi:

  • A. địa chủ phong kiến.
  • B. lãnh chúa phong kiến.
  • C. lãnh chúa phong kiến và Giáo hội.
  • D. địa chủ phong kiến và Giáo hội.

Câu 7: Vào thời kì nào Cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao?

  • A. Quân chủ lập hiến.
  • B. Phái Gi-rông-đanh cầm quyền.
  • C. Phái Gia-cô-banh cầm quyền.
  • D. Quân chúng hạ ngục Ba-xti.

Câu 8: Phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

  • A. Xử tử vua Lui XVI
  • B. Đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ
  • C. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
  • D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi

Câu 9: Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lui XVI thể hiện thông qua việc

  • A. Xúi giục bọn phản động nổi loạn
  • B. Câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp
  • C. Âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến
  • D. Phê chuẩn Hiến pháp

Câu 10: Cuối thế kỉ XVIII, trong lòng chế độ phong kiến Pháp chứa đựng các mâu thuẫn nào?

  • A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  • B. Mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội.
  • C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ với đắng cấp thứ ba.
  • D. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với chế độ quân chủ chuyên chế

Câu 11: Khi Tổ quốc bị lâm nguy, để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm là:

  • A. phải giải quyết vấn đề ruộng đất.
  • B. phải tập trung lực lượng chống thù trong, giặc ngoài.
  • C. phải giải quyết bánh mì và ruộng đất.
  • D. phải lật đổ ngay phái Gi-rông-đanh.

Câu 12: Vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng là gì?

  • A. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ
  • B. Lên án chế độ TBCN, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước XHCN
  • C. Lên án chế độ phong kiến, cũng như những mặt trái của CNTB
  • D. Đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ TBCN

Câu 13: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là

  • A. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp
  • B. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp
  • C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
  • D. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng

Câu 14: Đại diện cho trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” là những người nào?

  • A. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê.
  • B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.
  • C. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
  • D. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Ru-xô.

Câu 15: Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm giải quyết là gì?

  • A. Kiên quyết trừng trị bọn nội phản.
  • B. Ban hành ngay Hiến pháp mới.
  • C. Giải quyết ruộng đất cho nông dân.
  • D. Kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.

Câu 16: Năm 1815, gắn với lịch sử nước Pháp đó là:

  • A. chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
  • B. Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế, thành lập đế chế thứ nhất.
  • C. Na-pô-lê-ông Bô-na-pác làm cuộc đảo chính chấm dứt chế độ đốc chính, nền độc tài quân sự được thiết lập.
  • D. chính quyền thuộc phái tư sản mới giàu lên trong chiến tranh, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu.

Câu 17: Động lực của Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là:

  • A. nông dân.
  • B. công nhân.
  • C. tư sản.
  • D. quần chúng lao động.

Câu 18: Cách mạng tư sản Pháp chính thức bùng nổ vào thời gian nào?

  • A. Ngày 5 - 5 - 1789.
  • B. Ngày 14 - 7 - 1798.
  • C. Ngày 14 - 7- 1789.
  • D. Ngày 14 - 8 - 1789.

Câu 19: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ bắt bình đẳng về đẳng cấp. Đó là nội dung được nêu ra trong văn kiện nào của Pháp?

  • A. Hiến pháp năm 1791.
  • B. Hiến pháp năm 1793.
  • C. Quy định của phái Gia-cô-banh.
  • D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Câu 20: Cho các sự kiện:

1. Lật đồ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

2. Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.

3. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hoà, ban bố quyền dân chủ rộng rãi.

4. Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.

Sự kiện nào thể hiện tính triệt để của Cách mạng tư sản 1789 ở Pháp?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
  • B. Xóa bỏ các trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
  • C. Đáp ứng quyền lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới
  • D. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới

Câu 22: Trước cách mạng, ở Pháp đã có các xí nghiệp với hàng nghìn công nhân thuộc các ngành

  • A. Dệt, đóng tàu
  • B. Khai khoáng, dệt
  • C. Dệt, luyện kim, khai khoáng
  • D. Khai thác dầu mỏ, hóa chất

Câu 23: Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kì nào của Cách mạng 1789 của Pháp?

  • A. Thời kì phái Gi-rông-đanh cầm quyền.
  • B. Thời kì phái Gia-cô-banh cầm quyền.
  • C. Thời kì quân chủ lập hiến.
  • D. Thời kì phong kiến chuyên chế

Câu 24: Giai cấp tư sản lên nắm quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới sau cuộc cách mạng tư sản nào?

  • A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
  • B. Cách mạng tư sản Anh.
  • C. Cách mạng tư sản Pháp.
  • D. Cách mạng tư sản Bắc Mĩ

Câu 25: Ý nào chưa thỏa đáng để giải thích vì sao giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền, Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao?

  • A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
  • B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến
  • C. Chiến thắng thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập dân tộc
  • D. Giải quyết triệt để những nhiệm vụ của một cách mạng tư sản

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác