Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các yếu tố đã giúp nhân dân ta không bị đồng hóa bởi chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc là gì?

  • A. Ý thức và tư tưởng.
  • B. Tiếng nói, phong tục, tập quán.
  • C. Thái độ kiên trì.
  • D. Làng xóm.

Câu 2: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

  • A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
  • B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
  • C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
  • D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Câu 3: Thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời:

  • A. Tùy, Đường như ngôn ngữ, văn tự.
  • B. Hán, Đường như ngôn ngữ, văn tự.
  • C. Tần, Tống như chữ viết
  • D. Triệu, Hán tiếng nói, chữ viết

Câu 4: Thời Bắc thuộc, bọn phong kiến phương Bắc thi hành chính sách kinh tế như thế nào?

  • A. Chính sách kinh tế chỉ huy.
  • B. Chính sách bóc lột cống nạp nặng nề.
  • C. Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy.
  • D. Chính sách đồn điền.

Câu 5: Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất quán nào?

  • A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
  • B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
  • C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
  • D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ

Câu 6: Một trong những chuyển biến về kinh tế nông nghiệp dưới thời Bắc thuộc là:

  • A. công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến.
  • B. công cụ sản xuất được sử dụng bằng đồng thau phổ biến.
  • C. đã áp dụng kĩ thuật vào trồng trọt.
  • D. thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 7: Các triều đại phương Bắc tăng cường việc cai trị nước ta, nơi nào trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập? _

  • A. Làng xóm.
  • B. Nông thôn.
  • C. Thành thị.
  • D. Đường giao thông thuỷ, bộ nối liền các vùng.

Câu 8: Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào quốc gia nào?

  • A. Sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
  • B. Sáp nhập vào nước Văn Lang.
  • C. Sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
  • D. Sáp nhập vào quốc gia An Nam.

Câu 9: Chia nước ta thành hai quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Đó là thời kì:

  • A. nhà Hán
  • B. nhà Triệu.
  • C. nhà Tùy
  • D. nhà Đường.

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng mục đích của chính sách độc quyền về sắt của chính quyền đô hộ phương Bắc

  • A. ở nước ta không có sẵn nguyên liệu này
  • B. nhằm quản lí chặt chẽ nguồn tài nguyên
  • C. nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu
  • D. nhằm ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta

Câu 11: Chính quyền đô hộ phương Bắc đưa người Hán ở lẫn với người Việt, biến một bộ phận người Việt trở thành:

  • A. nông nô của họ.
  • B. nô lệ của họ.
  • C. nông dân làm thuê cho họ.
  • D. nông dân và nô lệ cho họ.

Câu 12: Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

  • A. Mở rộng quan hệ giao lưu với Trung Quốc.
  • B. Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc ta.
  • C. Khai phá văn minh cho dân tộc ta.
  • D. Tất cả cùng sai.

Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng những chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?

  • A. Công cụ sản xuất bằng sắt phổ biến, diện tích trồng trọt và năng suất cây trồng tăng
  • B. Thủ công nghiệp có bước phát triển mới
  • C. Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận được hình thành
  • D. Việc giao thương với nước ngoài khởi sắc hơn hẳn

Câu 14: Trong thời Bắc thuộc, các triều đại từ Triệu, Hán, Ngô, Tân, Tông, Tè, Lương đến Tuỳ, Đường đã thực hiện nhiều chính sách cai trị nhằm:

  • A. đồng hóa dân tộc ta.
  • B. sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của chúng.
  • C. biến Âu Lạc thành thuộc địa của chúng.
  • D. xâm lược, thống trị nhân dân Âu Lạc.

Câu 15: Nước ta bị chia thành 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ Cùng với một quận của Trung Quốc. Đó là thời kì đô hộ của nhà:

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Tùy.
  • C. Nhà Đường.
  • D. Nhà Triệu.

Câu 16: Dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta là

  • A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
  • B. Mâu thuẫn giữa dân ta với quan lại cai trị
  • C. Mâu thuần giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc
  • D. Mâu thuẫn giữa nông nô với các chủ đồn điền người Hán

Câu 17: Nội dung của tổ chức bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta thời Âu Lạc nhằm:

  • A. đồng hóa dân tộc ta.
  • B. sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của Trung Quôc.
  • C. thông trị lâu dài nước ta.
  • D. khai thác tài nguyên của nước ta.

Câu 18: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là

  • A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc
  • B. Rèn sắt
  • C. Làm giấy, làm thủy tinh
  • D. Làm đồ gốm

Câu 19: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích

  • A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
  • B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
  • C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
  • D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

Câu 20: Thời Bắc thuộc, điểm nổi bật của tình hình văn hóa ở nước ta là gì?

  • A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta
  • B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc
  • C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và Việt hóa cho nó phù hợp với thực tiễn
  • D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác