Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức bài 18 Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 18 Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1:  Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan, thiết chế nào sau đây?

  • A. Quốc hội.
  • B. Chủ tịch nước.
  • C. Chính phủ
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nướC. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • B. Lờ đi và coi như không biết.
  • C. Báo với chính quyền địa phương.
  • D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.
 

Câu 3: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • A. Quốc hội.
  • B. Chính phủ.
  • C. Chủ tịch nước.
  • D. Tòa án nhân dân.

Câu 4: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

  • A. Phát triển kinh tế - xã hội.
  • B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
  • C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân?

  • A. Là các cơ quan do nhân dân bầu ra.
  • B. Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
  • C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc địa phương.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là gì?

  • A. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
  • B. Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
  • C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nào?

  • A. Quốc hội.
  • B. Hội đồng nhân dân.
  • C. Chính phủ.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 8: Cơ quan nào thành lập nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao?

  • A. Chủ tịch nước.
  • B. Chính phủ.
  • C. Quốc hội.
  • D. Hội đồng nhân dân.

Câu 9: Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước?

  • A. Là cơ quan hành pháp.
  • B. Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
  • C. Có nhiệm vụ thi hành các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp gọi là gì?

  • A. Quốc hội.
  • B. Tòa án nhân dân.
  • C. Viện kiểm sát.
  • D. Hội đồng nhân dân.

Câu 11: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những cơ quan nào?

  • A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
  • B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử. 
  • C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử.
  • D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Câu 12: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:

  • A. Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
  • B. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
  • C. Tạo sự phân chia hợp lí quyền lực nhà nước.
  • D. Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.

Câu 13: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm:

  • A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.
  • B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.
  • D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.

Câu 14: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

  • A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
  • B. Đại diện nhân dân bầu ra.
  • C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
  • D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 15: Sự độc lập của Toà án được hiểu là:

  • A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
  • B. Trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
  • C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
  • D. Khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 16: Chủ tịch nước của nước ta thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 là ai?

  • A. Trần Đức Lương
  • B. Nguyễn Minh Triết
  • C. Trương Tấn Sang
  • D. Nguyễn Phú Trọng

Câu 17: Đâu không phải một cơ quan, thiết chế tạo thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Quốc hội
  • B. Cục Dự trữ và Nghiên cứu, phát triển năng lượng xanh
  • C. Hội đồng nhân dân
  • D. Kiểm toán nhà nước

Câu 18: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không gồm cơ quan nào sau đây?

  • A. Cơ quan lập pháp
  • B. Cơ quan hành pháp
  • C. Cơ quan tư pháp
  • D. Cơ quan tạo pháp

Câu 19: Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?

  • A. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
  • B. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia
  • C. Quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật để thực hiện chức năng gì?

  • A. Kiểm soát đất nước
  • B. Lập hiến, lập pháp
  • C. Chống phản động phá hoại đất nước
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác