Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức bài 11 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật(P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 11 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật - sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Pháp luật.
  • B. Hiến pháp.
  • C. Điều lệ.
  • D. Quy tắc.

Câu 2: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?

  • A. Nhà nước ban hành.
  • B. Chính phủ ban hành.
  • C. Quốc hội ban hành.
  • D. Giai cấp cầm quyền ban hành.
 

Câu 3: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính hiện đại.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 4: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính nghiêm túc.

Câu 5: Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

  • A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
  • B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
  • D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 6: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

  • A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
  • B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
  • C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Câu 7:Phương án nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?

  • A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
  • B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  • D. Pháp luật có tính tương đối chung.

Câu 8: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là

  • A. tính quy phạm phổ biến.
  • B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
  • C. khuôn mẫu chung.
  • D. có tính bắt buộc.

Câu 9: Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?

  • A. Từ khi loài người xuất hiện.
  • B. Từ khi có Vua.
  • C. Từ khi Nhà nước ra đời.
  • D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.

Câu 10: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

  • A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
  • B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
  • C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
  • D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

Câu 11: Pháp luật không có đặc trưng nào sau đây?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
  • D. Tính bắt buộc chung.

Câu 12: Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

  • A. Chính trị.
  • B. Kinh tế.
  • C. Xã hội.
  • D. Giai cấp.

Câu 13: Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì sau đây?

  • A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
  • B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
  • C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
  • D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Câu 14: Công an giao thông xử phạt hành chính với hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh K. Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng nào sau đây?

  • A. Quản lí nhà nước.
  • B. Bảo vệ quyền hợp pháp của công dân.
  • C. Điều phối nền kinh tế.
  • D. Thúc đẩy kinh tế quốc dân.

Câu 15: Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

  • A. Hình sự.
  • B. Hành chính.
  • C. Hình sự và kỷ luật.
  • D. Hình sự và dân sự.

Câu 16: Pháp luật được hiểu là gì?

  • A. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.
  • B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận.
  • C. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống.
  • D. các quy tắc xử sự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định.

Câu 17: Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?

  • A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.
  • B. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
  • C. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các nước.
  • D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.

Câu 18: Pháp luật có đặc điểm gì?

  • A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • B. Vì sự phát triển của xã hội.
  • C. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
  • D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 19: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

  • A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
  • B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 20: Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác