Trắc nghiệm Hóa học 7 cánh diều học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 7 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kí hiệu nguyên tố potassium là
- A. Na.
B. K.
- C. Mg.
- D. F.
Câu 2: Nguyên tắc nào sau đây không đúng khi sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?
- A. Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- B. Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
C. Các nguyên tố có khối lượng gần bằng nhau được xếp trong cùng một hàng.
- D. Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau.
Câu 3: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi
A. proton và neutron.
- B. proton và electron.
- C. electron và neutron.
- D. electron.
Câu 4: Mỗi phân tử đường gồm 12 nguyên tử C, 22 nguyên tử H và 11 nguyên tử O. Khối lượng phân tử của đường là
- A. 160 amu.
- B. 240 amu.
C. 342 amu.
- D. 360 amu.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
- B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- D. Trong một phân tử, luôn có nguyên tố oxygen.
Câu 6: Vỏ nguyên tử được tạo bởi
- A. một hay nhiều proton chuyển động xung quanh hạt nhân.
B. một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
- C. một hay nhiều neutron chuyển động xung quanh hạt nhân.
- D. các proton và neutron.
Câu 7: Nguyên tử nguyên tố nào có lớp vỏ bền vững?
- A. Nguyên tử kim loại.
- B. Nguyên tử phi kim.
C. Nguyên tử khí hiếm.
- D. Nguyên tử oxygen.
Câu 8: Nguyên tử các nguyên tố có lớp vỏ ngoài cùng kém bền, khi liên kết với nguyên tử khác có xu hướng
- A. tạo ra lớp vỏ tương tự chlorine.
B. tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm.
- C. tạo ra lớp vỏ tương tự sodium.
- D. tạo ra lớp vỏ tương tự silver.
Câu 9: Nguyên tố hóa học là
A. tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
- B. tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron trong hạt nhân.
- C. tập hợp những nguyên tử có cùng số electron và số neutron trong hạt nhân.
- D. tập hợp những nguyên tử có cùng khối lượng.
Câu 10: Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl lần lượt là 1 và 7. Hãy cho biết khi Na kết hợp với Cl để tạo thành phân tử sodium chloride, nguyên tử Na cho hay nhận bao nhiêu electron?
A. Cho 1 electron.
- B. Cho 2 electron.
- C. Nhận 1 electron.
- D. Nhận 2 electron.
Câu 11: Hóa trị là
- A. con số biểu thị số nguyên tử của các nguyên tố.
B. con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- C. con số biểu thị số nguyên tố tạo thành một chất.
- D. con số biểu thị số electron của mỗi nguyên tử các nguyên tố.
Câu 12: Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ những hạt là
- A. proton và neutron.
- B. proton và electron.
C. proton, electron và neutron.
- D. electron và neutron.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Trong hợp chất, H và O luôn có hóa trị I.
- B. Trong hợp chất, H và O luôn có hóa trị II.
C. Trong hợp chất, H luôn có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.
- D. Trong hợp chất, H luôn có hóa trị II, O luôn có hóa trị I.
Câu 14: Quy tắc hóa trị:
A. Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
- B. Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
- C. Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng hóa trị của B.
- D. Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, hóa trị của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
Câu 15: Nguyên tử là
- A. những hạt cực kì nhỏ bé, mang điện tích dương, cấu tạo nên chất.
- B. những hạt cực kì nhỏ bé, mang điện tích âm, cấu tạo nên chất.
C. những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.
- D. những hạt có kích thước gần như hạt gạo, không mang điện, cấu tạo nên chất.
Câu 16: Phân tử là
A. hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.
- B. hạt đại diện cho chất, gồm một nguyên tử kim loại và một nguyên tử phi kim gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.
- C. hạt đại diện cho chất, gồm một nguyên tử kim loại và một nguyên tử oxygen gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.
- D. hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử hydrogen và một nguyên tử phi kim gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.
Câu 17: Số thứ tự của chu kì bằng
A. số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
- B. số electron trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
- C. số proton trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
- D. số electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.
Câu 18: Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có
- A. cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- B. cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành hàng theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
- C. cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
D. cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 19: Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được biểu diễn bằng
- A. chỉ một chữ cái trong tên nguyên tố.
B. một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.
- C. một hoặc nhiều chữ cái trong tên nguyên tố.
- D. một chữ cái và một chữ số trong tên nguyên tố.
Câu 20: Viết công thức hóa học của sodium sulfate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 S và 4 O.
- A. NaSO.
- B. Na2SO.
C. Na2SO4.
- D. Na2SO4.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Hóa học 7 cánh diều học kì I
Bình luận