Tắt QC

Trắc nghiệm hoá học 7 cánh diều bài 3 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hoá học 7 cánh diều Bài 3 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố

  • A. Kim loại.
  • B. Phi kim.
  • C. khí hiếm.
  • D. Phóng xạ.

Câu 2: Carbon nằm ở ô số 6. Số hạt proton trong nguyên tử carbon là

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 12.
  • D. 18.

Câu 3: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố

  • A. Phosphorus
  • B. Sulfur
  • C. Nitrogen
  • D. Chlorine

Câu 4: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được sắp xếp theo chiều

  • A. tăng dần của khối lượng nguyên tử.
  • B. tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • C. tính phi kim tăng dần.
  • D. tính kim loại tăng dần.

Câu 5: Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử

  • A. có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
  • B. có số lớp electron bằng nhau.
  • C. có điện tích hạt nhân bằng nhau.
  • D. có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 6: Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:

  • A. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số lớp electron của nguyên tố đó.
  • B. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
  • C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
  • D. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố và số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.

Câu 7: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

  • A. Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1).
  • B. Mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
  • C. Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
  • D. Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7).

Câu 8: Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà các nguyên tử

  • A. có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
  • B. có số lớp electron bằng nhau.
  • C. có điện tích hạt nhân bằng nhau.
  • D. có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim

  • A. F, O, Ca, C
  • B. Ca, N, Br, H
  • C. O, N, C, Br
  • D. K, F, Ca, Mg

Câu 10: Nhóm IA gồm

  • A. Các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H).
  • B. Các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts).
  • C. Các nguyên tố khí hiếm.
  • D. Các nguyên tố phóng xạ.

Câu 11: Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí. Tên của nguyên tố X

  • A. Oxygen
  • B. Nitrogen
  • C. Helium
  • D. Hydrogen

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng
  • B. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8
  • D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành 1 cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
  • B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
  • C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố thuộc chu kì đó.
  • D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học
  • B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B
  • D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử

Câu 15: Magnesium nằm ở ô số 12. Số hạt electron trong nguyên tử magnesium là

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 12.
  • D. 18.

Câu 16: Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó ở chu kì

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 17: Nhóm gồm các nguyên tố

  • A. Có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • B. Có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • C. Có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • D. Có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 18: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

  • A. ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
  • B. chu kì, nhóm.
  • C. ô nguyên tố.
  • D. chu kì.

Câu 19: Đại lượng nào của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn:

  • A. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  • B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  • C. Điện tích hạt nhân và số electron của nguyên tử.
  • D. Nguyên tử khối.

Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là

  • A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA
  • B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA
  • C. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA
  • D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA

Câu 21: Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Mg lần lượt là

  • A. 2 và 3.
  • B. 2 và 2.
  • C. 3 và 5.
  • D. 3 và 2.

Câu 22: Nguyên tắc nào sau đây không đúng khi sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?

  • A. Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • B. Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
  • C. Các nguyên tố có khối lượng gần bằng nhau được xếp trong cùng một hàng.
  • D. Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác