Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 7 cánh diều học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 7 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tố hóa học nào sau đây được kí hiệu là Ag?

  • A. Sulfur.
  • B. Silver.
  • C. Aluminium.
  • D. Silicon

Câu 2: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

  • A. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1).
  • B. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7), cuối chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
  • C. mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7) và kết thúc chu kì là một khí hiếm.
  • D. mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một khí hiếm và  kết thúc chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7).

Câu 3: Nhóm gồm các nguyên tố 

  • A. có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • B. có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • C. có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • D. có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 4: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium là

  • A. Mg.
  • B. Na.
  • C. Cu.
  • D. Ca.

Câu 5: Nhóm IA gồm

  • A. các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H).
  • B. các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts).
  • C. các nguyên tố khí hiếm.
  • D. các nguyên tố phóng xạ.

Câu 6: Tên nguyên tố carbon (thành phần chính của than) bắt nguồn từ tiếng La-tinh, “carbo’ nghĩa là than. Kí hiệu hóa học của nguyên tố carbon là

  • A. Cu.
  • B. C.
  • C. Ca.
  • D. Cs.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
  • B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
  • C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
  • D. Trong một phân tử, luôn có nguyên tố oxygen.

Câu 8: Hợp chất là 

  • A. những chất do một nguyên tố hóa học tạo thành.
  • B. những chất do hai hay nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.
  • C. những chất do một hay nhiều nguyên tử tạo thành.
  • D. những chất do một nguyên tố kim loại điển hình và một nguyên tố phi kim điển hình tạo thành.

Câu 9: Đơn chất là những chất được tạo thành từ

  • A. một nguyên tố hóa học.
  • B. một hay nhiều nguyên tố hóa học.
  • C. hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
  • D. hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là hydrogen.

Câu 10: Hợp chất là 

  • A. những chất do một nguyên tố hóa học tạo thành.
  • B. những chất do hai hay nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.
  • C. những chất do một hay nhiều nguyên tử tạo thành.
  • D. những chất do một nguyên tố kim loại điển hình và một nguyên tố phi kim điển hình tạo thành.

Câu 11: Liên kết ion là

  • A. là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm.
  • B. là liên kết được tạo thành giữa các nguyên tử phi kim.
  • C. là liên kết được tạo thành giữa các nguyên tử kim loại.
  • D. là liên kết được tạo thành bởi sự góp chung electron.

Câu 12: Khi kim loại điển hình kết hợp với phi kim điển hình sẽ tạo ra

  • A. hợp chất ion.
  • B. chất cộng hóa trị.
  • C. chất acid.
  • D. chất base.

Câu 13: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi

  • A. proton và neutron.
  • B. proton và electron.
  • C. electron và neutron.
  • D. electron.

Câu 14: Kí hiệu nguyên tố potassium là

  • A. Na.
  • B. K.
  • C. Mg.
  • D. F.

Câu 15: Đơn chất là những chất được tạo thành từ

  • A. một nguyên tố hóa học.
  • B. một hay nhiều nguyên tố hóa học.
  • C. hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
  • D. hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là hydrogen.

Câu 16: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

  • A. proton và neutron.
  • B. electron và neutron.
  • C. proton, electron và neutron.
  • D. proton và electron.

Câu 17: Tính chất nào sau đây không phải của hợp chất ion?

  • A. Là chất rắn ở nhiệt độ thường.
  • B. Thường có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • C. Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện.
  • D. Thường có nhiệt độ sôi cao.

Câu 18: Công thức hóa học của sulfuric acid là H2SO4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Sulfuric acid được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O.
  • B. Trong một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
  • C. Khối lượng phân tử của sulfuric acid là 96 amu.
  • D. Phần trăm khối lượng của S trong hợp chất H2SO4 là 32,65%.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
  • B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
  • C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
  • D. Trong một phân tử, luôn có nguyên tố oxygen.

Câu 20: Nguyên tử oxygen có 8 proton nên oxygen có

  • A. điện tích hạt nhân là +7, số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.
  • B. điện tích hạt nhân là 7, số đơn vị điện tích hạt nhân là +7.
  • C. điện tích hạt nhân là +8, số đơn vị điện tích hạt nhân là 8.
  • D. điện tích hạt nhân là 8, số đơn vị điện tích hạt nhân là +8.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác