Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 7 cánh diều học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 7 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phần trăm khối lượng của C trong hợp chất K2CO3 là

  • A. 10,2%.
  • B. 9,8%.
  • C. 9,2%.
  • D. 8,7%.

Câu 2: Biết hóa trị của nhóm hydroxide (OH) là I. Hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(OH)2 là

  • A. I.
  • B. II.
  • C. III.
  • D. IV.

Câu 3: R là hợp chất của N và O, khối lượng phân tử của R là 64 amu. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong hợp chất là 30,43%. Công thức hóa học của R là

  • A. NO.
  • B. NO2.
  • C. N2O3.
  • D. N2O5.

Câu 4: Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố

  • A. kim loại.
  • B. phi kim.
  • C. khí hiếm.
  • D. phóng xạ.

Câu 5: Nhóm IA gồm

  • A. các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H).
  • B. các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts).
  • C. các nguyên tố khí hiếm.
  • D. các nguyên tố phóng xạ.

Câu 6: Nhóm gồm các nguyên tố 

  • A. có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • B. có tính chất vật lí tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • C. có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • D. có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên gọi riêng.
  • B. Việc đặt tên nguyên tố hóa học dựa vào nhiều cách khác nhau như: liên quan đến tính chất và ứng dụng của nguyên tố, theo tên các nhà khoa học hoặc theo tên các địa danh.
  • C. Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của  nguyên tố.
  • D. Kí hiệu hóa học của phosphorus là Ph.

Câu 8: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C hóa trị IV và O.

  • A. CO2.
  • B. CO3.
  • C. C2O4.
  • D. C2O.

Câu 9: Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, nitrogen, neon, magnesium, chlorine. Có bao nhiêu nguyên tố mà kí hiệu có 2 chữ cái?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 10: Cho các chất sau: sodium chloride, hydrogen, carbon dioxide, magnesium oxide, nước. Trong các chất trên, số chất cộng hóa trị là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 11: Kí kiệu hóa học của nguyên tố aluminium và iron lần lượt là

  • A. Al, Fe.
  • B. Na, Fe.
  • C. Ag, I.
  • D. Al, Ne.

Câu 12: Nguyên tố hóa học nào sau đây được kí hiệu là Ag?

  • A. Sulfur.
  • B. Silver.
  • C. Aluminium.
  • D. Silicon.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chất cộng hóa trị?

  • A. Chất cộng hóa trị được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử.
  • B. Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • C. Tất cả các chất cộng hóa trị đều tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.
  • D. Các chất cộng hóa trị có ở cả ba thể: thể rắn, thể lỏng, thể khí.

Câu 14: Nguyên tử sodium có 11 proton và 12 neutron. Khối lượng nguyên tử sodium là

  • A. 11 amu.
  • B. 12 amu.
  • C. 23 amu.
  • D. 24 amu.

Câu 15: Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là

  • A. I.
  • B. II.
  • C. III.
  • D. IV.

Câu 16: Đơn chất nào sau đây được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh và có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người?

  • A. Chlorine.
  • B. Carbon dioxide.
  • C. Oxygen.
  • D. Nitrogen.

Câu 17: Chất nào sau đây là hợp chất?

  • A. Khí nitrogen (gồm 2 nguyên tử N).
  • B. Kim loại copper (gồm 1 nguyên tử Cu).
  • C. Ethanol (gồm 2 nguyên tử C, 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O).
  • D. Fluorine (gồm 2 nguyên tử F).

Câu 18: Vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân?

  • A. Khối lượng của proton nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của electron.
  • B. Khối lượng của neutron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của electron.
  • C. Khối lượng của proton và neutron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của electron.
  • D. Khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron.

Câu 19: Ở điều kiện thường, đơn chất kim loại nào ở thể lỏng?

  • A. Sodium.
  • B. Calcium.
  • C. Magnesium.
  • D. Mercury.

Câu 20: Trong phân tử nước (gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O), khi O kết hợp với H thì

  • A. nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 2 electron.
  • B. nguyên tử O góp 1 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.
  • C. nguyên tử O góp 1 electron, mỗi nguyên tử H góp 2 electron.
  • D. nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác