Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTNHN 10 kết nối tri thức học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong công việc?

  • A. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
  • B. Thích thì làm, không thích tì thôi.
  • C. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
  • D. Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên. 

Câu 2: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong việc hỗ trợ người khác?

  • A. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
  • B. Thích thì làm, không thích tì thôi.
  • C. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
  • D. Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên. 

Câu 3: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong cuộc sống?

  • A. Biết coi trọng thời gian.
  • B. Lập kế hoạch cho mọi thứ.
  • C. Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 4: Ý nào dưới đây là truyền thống của nhà trường?

  • A. Truyền thống dạy tốt, học tốt.
  • B. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
  • C. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế naò?

  • A. Ủng hộ việc làm của Lan
  • B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
  • C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
  • D. Không chơi với bạn Lan nữa.

Câu 6: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?

  • A. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
  • B. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
  • C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 7: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh

  • A. trong một số trường hợp.
  • B. để làm giàu cho gia đình mình.
  • C. để chinh phục thiên nhiên.
  • D. vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 8: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.

  • A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn.
  • B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được.
  • C. Nghỉ chơi với nhau.
  • D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa.

Câu 9: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.

  • A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.
  • B. Cãi lại cha mẹ.
  • C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.
  • D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.

Câu 10: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Em gái Linh đã tan học lâu rồi nhưng chưa về nhà.

  • A. Linh nghĩ em gái đi chơi với bạn nên không đi về nhà luôn.
  • B. Linh nên nghĩ em gái học bổ trợ thêm ngoài giờ nên chưa tan học. 
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai

Câu 11: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Hôm nay, trường Minh có buổi ngoại khóa của thầy cô nên được nghỉ học.

  • A. Bố mẹ nghĩ Minh trốn học đi chơi.
  • B. Bố mẹ nên nghĩ hôm nay trường Minh thầy cô có việc bận nên được nghỉ.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai

Câu 12: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:

  • A. Chăm sóc em nhỏ.
  • B. Đưa cơm ra đồng cho bố, mẹ.
  • C. Nấu cơm khi bố mẹ bận.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 13: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:

  • A. Bán hàng giúp bố mẹ.
  • B. Nấu cơm cho bố mẹ.
  • C. Phơi quần áo.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 14: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
  • B. Anh, em phải trung thực với nhau.
  • C. Anh, em phải lo cho nhau.
  • D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 15: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:

  • A. Dọn dẹp góc học tập của mình.
  • B. Giúp bố mẹ chăm em.
  • C. Giúp bố mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 16: Các biện pháp mở rộng quan hệ xã hội bao gồm:

  • A. Chủ động làm quen với mọi người.
  • B. Chân thành, giữ thái độ vui vẻ và hòa đồng với mọi người.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 17: Những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia:

  • A. Hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan: tham gia trồng hoa ven đường, phân loại rác thải tại nguồn, thu gom rác thải, tổng vệ sinh môi trường nông thôn,....
  • B. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: tham gia vào các phong trào như Hiến máu nhân đạo, quyên góp cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt,...
  • C. Hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa: tuyên truyền về ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, tố giác những hành vi xâm hại đên di tích,....
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 18: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là

  • A. Cộng đồng.
  • B. Tập thể.
  • C. Dân cư.
  • D. Làng xóm.

Câu 19: Xác định những việc cần làm để thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân:

  • A. Thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bố mẹ, người thân.
  • B. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được gia đình giao cho.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 20: Ý nào dưới đây là quy định về quy tắc giao tiếp ứng xử?

  • A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  • B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  • C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  • D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo. 

Câu 21: Ý nào dưới đây là quy định của cộng đồng nơi em sống?

  • A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  • B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  • C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  • D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo. 

Câu 22: Hành động nào là không nên?

  • A. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
  • B. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  • C. Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.
  • D. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

Câu 23: Ý nào dưới đây là biện pháp phù hợp cho tập thể lớp trong việc thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng?

  • A. Xây dựng tiêu chí thi đua.
  • B. Học tập còn chưa tập trung.
  • C. Tích cực tham gia hoạt động được giao.
  • D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

Câu 24: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:

  • A. Giúp mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.
  • B. Trồng rau, nấu cơm, rửa bát, đi chợ,....
  • C. Thay mặt gia đình đi thăm ông bà mỗi khi bố mẹ bận,...
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 25: Biện pháp phát triển kinh tế của gia đình và tham gia phát triển kinh tế gia đình:

  • A. làm thêm vào kì nghỉ.
  • B. kinh doanh hàng tạp hóa.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 26: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?

  • A. Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá. 
  • B. Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 27: Điền vào chỗ trống: Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy ........ thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.

  • A. tiêu cực
  • B. hạn chế
  • C. tích cực
  • D. mở rộng

Câu 28: Ý nào dưới đây là tư duy tiêu cực?

  • A. Giấu ghét cô giáo khi bị bị điểm kém.
  • B. Hòa đồng với mọi người xung quang.
  • C. Động viên khi bạn gặp khó khăn.
  • D. Biết cảm thông chia sẻ với trẻ em xấu số.

Câu 29: Ý nào dưới đây là tư duy tích cực?

  • A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.
  • B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.
  • C. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.
  • D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.

Câu 30: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?

  • A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.
  • B. Suy nghĩ độc lập
  • C. Đặt ra các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Với ai? Cái gì?
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 31: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?

  • A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.
  • B. Tư duy mở. 
  • C. Cập nhật và sàng lọc, kiểm tra độ tin cậy của thông tin. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 32: Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

  • A. Kế hoạch tài chính ngắn hạn.
  • B. Kế hoạch tài chính trung hạn.
  • C. Kế hoạch tài chính dài hạn. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 33: Những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia:

  • A. Hoạt động tuyên truyền về văn hóa ứng xử: thực hiện ứng xử theo quy định ứng xử nơi công cộng,....
  • B. Hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa: thăm hỏi, tặng quà thương binh liệt sĩ nhân ngày 27/12; thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ, những người có công với cách mạng nhân ngày 22/12,....
  • C. Hoạt động tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội: tham gia tuyên truyền về tác hại của ma túy, của bạo lực học đường,....
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 34: Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, trước hết là những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm láng giềng là biểu hiện của

  • A. tình cảm.
  • B. nhân nghĩa.
  • C. chu đáo.
  • D. hợp tác

Câu 35: Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?

  • A. Trách nhiệm.      
  • B. Nhân nghĩa.
  • C. Thương người      
  • D. Thân ái.

Câu 36: Cách thể hiện sự chủ động, tự tin thể hiện trong các tình huống nào?

  • A. là một học sinh khá trong lớp, Minh nên tự tin, mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến. 
  • B.  Sơn chủ động giúp đỡ và hướng dẫn để Hằng hoàn thành bài thuyết trình đúng hạn.
  • C. Có thể phân công lại công việc trong nhóm để thích hợp hơn với Thủy, hoặc cả nhóm cùng giúp đỡ, hướng dẫn Thủy xây dựng kịch bản. 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 37: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong học tập ở trường?

  • A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
  • B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo. 
  • C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
  • D. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm. 

Câu 38: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong học tập ở nhà?

  • A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
  • B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo. 
  • C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
  • D. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm. 

Câu 39: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong thực tiễn xã hội?

  • A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
  • B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo. 
  • C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
  • D. Tìm hiểu kiến thức bài học. 

Câu 40: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Bảo là một học sinh giỏi trong lớp. Nhiều khi các bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó, Bảo thường từ chối.

  • A. Bảo
  • B. Các bạn Bảo
  • C. Cả Bảo và các bạn
  • D. Không ai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác