Trắc nghiệm HĐTNHN 10 kết nối tri thức học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế naò?
- A. Ủng hộ việc làm của Lan
- B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
- D. Không chơi với bạn Lan nữa.
Câu 2: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:
- A. Giúp mẹ kinh doanh hàng tạp hóa.
- B. Trồng rau, nấu cơm, rửa bát, đi chợ,....
- C. Thay mặt gia đình đi thăm ông bà mỗi khi bố mẹ bận,...
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong việc hỗ trợ người khác?
- A. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
- B. Thích thì làm, không thích tì thôi.
- C. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
D. Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên.
Câu 4: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.
- A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.
- B. Cãi lại cha mẹ.
C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.
- D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.
Câu 5: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong học tập ở nhà?
- A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo.
- C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
- D. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm.
Câu 6: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Giang hứa với bạn Chủ nhật tuấn tới đi chơi xa mà quên hôm đó là ngày bố mẹ tổ chức kỉ niệm 20 năm ngày cưới. Theo truyền thống của gia đình thì những dịp như thế này cả nhà đều có mặt đông đủ.
A. Hoãn đi và nói rõ lí do với bạn.
- B. Ở nhà và không nói gì với bạn.
- C. Trốn đi khống báo bố mẹ.
- D. Vẫn đi và mua quà về tặng bố mẹ sau.
Câu 7: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là
- A. thông minh.
B. tự nhận thức về bản thân.
- C. có kĩ năng sống.
- D. tự trọng.
Câu 8: Ý nào dưới đây là tư duy tiêu cực?
A. Giấu ghét cô giáo khi bị bị điểm kém.
- B. Hòa đồng với mọi người xung quang.
- C. Động viên khi bạn gặp khó khăn.
- D. Biết cảm thông chia sẻ với trẻ em xấu số.
Câu 9: Ý nào dưới đây là nội dung tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng ở địa phương?
- A. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp.
- B. Kiếm soát, làm chủ cảm xúc, tránh gây mâu thuẫn.
- C. Tuân thủ các quy định chung nơi công cộng.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 10: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong hoạt động ở câu lạc bộ?
- A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
- B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo.
- C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
D. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm.
Câu 11: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Hôm nay, trường Minh có buổi ngoại khóa của thầy cô nên được nghỉ học.
- A. Bố mẹ nghĩ Minh trốn học đi chơi.
B. Bố mẹ nên nghĩ hôm nay trường Minh thầy cô có việc bận nên được nghỉ.
- C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai
Câu 12: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Bố mẹ Liên có sự hiểu lầm nhau nên không nói chuyện với nhau đã hai ngày khiến không khí gia đình không vui.
- A. Mặc kệ không quan tâm
B. Tâm sự cùng bố mẹ để cùng nhau hòa giải.
- C. Theo bố và không quan tâm mẹ.
- D. Theo mẹ và không quan tâm bố.
Câu 13: Việc nào dưới đây thể hiện tính trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ người khác cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ?
- A. Giúp đỡ nhiệt tình, giảng bài cho bạn khi học và làm bài tập nhóm cùng nhau.
- B. Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 14: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong học tập ở nhà?
- A. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo.
- B. Chủ động chia sẻ với người thân về học tập.
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 15: Quyền và nghĩa vụ của con, cháu
- A. Cấm ngược đãi và có hành vi xúc phạm ông bà, cha mẹ.
- B. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà
- C. Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt là những khi cha mẹ, ông bà đau ốm, bệnh tật
D. Cả 3 đáp án trên đúng
Câu 16: Hành động nào là không nên?
- A. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
- B. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
C. Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.
- D. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.
Câu 17: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ
A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống
- B. không tham gia khi phát động phong trào.
- C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
- D. im lặng, không có ý kiến gì.
Câu 18: Những việc làm thể hiện sự tự chủ:
- A. vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- B. hoàn thành công việc được giao.
C. quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông.
- D. làm những gì mình thích.
Câu 19: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:
- A. Phun thuộc trừ sâu.
- B. Giao hàng đi xa.
C. Quét nhà.
- D. Nghỉ học đi làm.
Câu 20: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong hoạt động ở câu lạc bộ?
- A. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm.
- B. Chủ động làm quen.
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 21: Ý nào dưới đây là nội quy thường có của các lớp học?
- A. Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường, quần đồng phục, áo đồng phục phải bỏ trong quần.
- B. Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/1 kỳ không quẹt thẻ thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm của kỳ học đó.
- C. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 22: Điền từ vào chỗ trống: Quan điểm sống của cá nhân rất quan trọng, nó sẽ ............, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.
- A. hạ thấp
- B. nâng cao
C. định hướng
- D. tạo lập
Câu 23: Các hoạt động lao động mà em có thể làm để thể hiện trách nhiệm với gia đình:
- A. Chăm sóc em nhỏ.
- B. Đưa cơm ra đồng cho bố, mẹ.
- C. Nấu cơm khi bố mẹ bận.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 24: Những việc làm thể hiện ý chí vượt khó:
A. vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- B. hoàn thành công việc được giao.
- C. quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông.
- D. làm những gì mình thích.
Câu 25: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?
- A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.
- B. Tư duy mở.
- C. Cập nhật và sàng lọc, kiểm tra độ tin cậy của thông tin.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 26: Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
- A. Biết ơn.
- B. Nhân đạo.
- C. Lòng thương người.
D. Nhân nghĩa.
Câu 27: Biểu hiện của ứng xử tự tin trong giao tiếp:
- A. Tập trung vào mục đích giao tiếp, không lơ đãng, xao nhãng sang chuyện khác.
- B. Tự ti xử lí các tình huống trong giao tiếp.
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 28: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì?
A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
- B. Anh, em phải trung thực với nhau.
- C. Anh, em phải lo cho nhau.
- D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
Câu 29: Ý nào dưới đây là cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
- A. Cần bình tĩnh, không nóng vội.
- B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai
Câu 30: Ý nào dưới đây là quan điểm sống tốt đẹp?
- A. Có chí thì nên
- B. Thất bại là mẹ của thành công
- C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 31: Cách thể hiện sự chủ động, tự tin thể hiện trong các tình huống nào?
- A. là một học sinh khá trong lớp, Minh nên tự tin, mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến.
- B. Sơn chủ động giúp đỡ và hướng dẫn để Hằng hoàn thành bài thuyết trình đúng hạn.
- C. Có thể phân công lại công việc trong nhóm để thích hợp hơn với Thủy, hoặc cả nhóm cùng giúp đỡ, hướng dẫn Thủy xây dựng kịch bản.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 32: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là
A. Cộng đồng.
- B. Tập thể.
- C. Dân cư.
- D. Làng xóm.
Câu 33: Ý nào dưới đây là quy định về trang phục khi ở trường?
A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
- B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
- C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
- D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 34: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Có chí thì nên"?
- A. hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong.
- B. con người sông trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng.
- C. để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại.
D. việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có được thành công.
Câu 35: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Lớp 10A tổ chức bầu lớp trưởng. Tuấn tín nhiệm giới thiệu Trang. Bản thân Trang thấy mình có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đó. Nhưng khi thấy một số bạn khác tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến giới thiệu của Tuấn, Trang nhất định từ chối, đòi gạch tên mình trong danh sách đề cử.
A. Trang
- B. Tuấn
- C. Trang và Tuấn
- D. Không ai
Câu 36: Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc của
- A. cuộc sống.
B. cộng đồng.
- C. đất nước.
- D. thời đại.
Câu 37: Ý nào dưới đây là quy định về quy tắc giao tiếp ứng xử?
- A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
- B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
- C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 38: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?
- A. Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.
- B. Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 39: Kính trọng và biết ơn các vị anh hung dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc là biểu hiện của
- A. biết ơn.
- B. tôn kính.
C. nhân nghĩa.
- D. truyền thống.
Câu 40: Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường.
- A. không đi học đầy đủ
B. tích cực tham gia các hoạt động
- C. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
- D. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm HĐTNHN 10 kết nối tri thức học kì I
Bình luận