Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTNHN 10 kết nối tri thức học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 kết nối tri thức kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây là truyền thống của nhà trường?

  • A. Truyền thống dạy tốt, học tốt.
  • B. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
  • C. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2: Điền vào chỗ trống: Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy ........ thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.

  • A. tiêu cực
  • B. hạn chế
  • C. tích cực
  • D. mở rộng

Câu 3: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?

  • A. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
  • B. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
  • C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 4: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Em gái Linh đã tan học lâu rồi nhưng chưa về nhà.

  • A. Linh nghĩ em gái đi chơi với bạn nên không đi về nhà luôn.
  • B. Linh nên nghĩ em gái học bổ trợ thêm ngoài giờ nên chưa tan học. 
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai

Câu 5: Ý nào dưới đây là tư duy tích cực?

  • A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.
  • B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.
  • C. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.
  • D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.

Câu 6: Phòng truyền thống nhà trường là: 

  • A. là nơi lưu giữ rất nhiều những thành tích, những huân huy chương của cá nhân và tập thể của cá nhân và nhà trường.
  • B. là nơi  lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu các hoạt động của nhà trường
  • C. là nơi tái hiện và lưu giữ lịch sử của nàh trường
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7: Quan điểm sống là gì?

  • A. Bao gồm cả thói quen sống thiếu lành mạnh.
  • B. Là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, về mục đích sống, về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, về lối sống, cách sống. 
  • C. Là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng, và sự đủ đầy. 
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 8: Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được ở 

  • A. Phòng truyền thống
  • B. Thư viện của trường
  • C. Hội đồng sư phạm
  • D. Phòng Hiệu trưởng

Câu 9: Ý nào dưới đây là quan điểm sống tốt đẹp?

  • A. Tin tưởng vào năng lực của bản thân.
  • B. Không bao giờ bỏ cuộc.
  • C. Không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 10: Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?

  • A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
  • B. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
  • C. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
  • D. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.

Câu 11: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Thất bại là mẹ thành công"?

  • A. hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong.
  • B. con người sông trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng.
  • C. để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Ý nào dưới đây là quy định về bảo vệ tài sản trường?

  • A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  • B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  • C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  • D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo. 

Câu 13: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.

  • A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn.
  • B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được.
  • C. Nghỉ chơi với nhau.
  • D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa.

Câu 14: Ý nào dưới đây là quy định của cộng đồng nơi em sống?

  • A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  • B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  • C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  • D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo. 

Câu 15: Biểu hiện của ứng xử tự tin trong giao tiếp:

  • A. Bình tĩnh và nhìn vào người giao tiếp.
  • B. Lời nói làm cho người khác vui, phấn khích, bớt lo lắng, làm vừa lòng nhau.
  • C. Trang phục gọn gàng, thân thiện, tạo thiện cảm với mọi người.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 16: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong cuộc sống?

  • A. Biết coi trọng thời gian.
  • B. Lập kế hoạch cho mọi thứ.
  • C. Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 17:  Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong cuộc sống?

  • A. Biết cách tập trung.
  • B. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
  • C. Không than thở và không viện cớ. Thừa nhận sai trái. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 18: Biểu hiện của ứng xử thân thiện trong giao tiếp:

  • A. Vui vẻ
  • B. Hòa đồng
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 19: Việc nào dưới đây thể hiện tính trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ người khác cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ?

  • A. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường.
  • B. Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Ai là người là có cách cư xử không tốt trong tình huống sau: Bảo là một học sinh giỏi trong lớp. Nhiều khi các bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó, Bảo thường từ chối.

  • A. Bảo
  • B. Các bạn Bảo
  • C. Cả Bảo và các bạn
  • D. Không ai

Câu 21: Những việc làm thể hiện sự tự trọng:

  • A. vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  • B. hoàn thành công việc được giao.
  • C. quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông.
  • D. làm những gì mình thích.

 Câu 22: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong học tập ở trường?

  • A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
  • B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo. 
  • C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
  • D. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm. 

Câu 23: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?

  • A. Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.
  • B. Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 24: Những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia:

  • A. Hoạt động tuyên truyền về văn hóa ứng xử: thực hiện ứng xử theo quy định ứng xử nơi công cộng,....
  • B. Hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa: thăm hỏi, tặng quà thương binh liệt sĩ nhân ngày 27/12; thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ, những người có công với cách mạng nhân ngày 22/12,....
  • C. Hoạt động tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội: tham gia tuyên truyền về tác hại của ma túy, của bạo lực học đường,....
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 25: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?

  • A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.
  • B. Suy nghĩ độc lập
  • C. Đặt ra các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Với ai? Cái gì?
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 26: Các biểu hiện nào là biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa?

  • A. Ăn mặc phù hợp trong đám hiếu.
  • B. Hành vi xâm phạm các công trình văn hóa, mỹ thuật công cộng. 
  • C. Hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có những lời nói, hành động khiếm nhã ở nơi công cộng.
  • D. Tình trạng chen chúc, xô đẩy, không nhường nhịn khi mua hàng.

Câu 27: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong thực tiễn xã hội?

  • A. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
  • B. Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo. 
  • C. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
  • D. Tìm hiểu kiến thức bài học. 

Câu 28: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong học tập ở trường?

  • A. Chủ động chia sẻ với thầy cô, bạn bè. 
  • B. Tìm hiểu kiến thức bài học.
  • C. Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 29: Biện pháp thu hút cộng đồng vào hoạt động xã hội:

  • A. Vận động mọi người tham gia vì trách nhiệm
  • B. Tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia
  • C. Làm gương
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 30: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong thực tiễn xã hội?

  • A. Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
  • B. Chủ động chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người. 
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 31: Những hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia:

  • A. Hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan: tham gia trồng hoa ven đường, phân loại rác thải tại nguồn, thu gom rác thải, tổng vệ sinh môi trường nông thôn,....
  • B. Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo: tham gia vào các phong trào như Hiến máu nhân đạo, quyên góp cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt,...
  • C. Hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa: tuyên truyền về ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, tố giác những hành vi xâm hại đên di tích,....
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 32: Các biểu hiện nào là biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa?

  • A. Nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
  • B. Trẻ em, thiếu niên, thanh niên chào hỏi lễ phép người lớn khi gặp nhau.
  • C. Quan tâm, hỏi han những người xung quanh khi họ có chuyện buồn.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 33: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nghiệm trong công việc?

  • A. Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác.
  • B. Thích thì làm, không thích tì thôi.
  • C. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
  • D. Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên. 

Câu 34: Các biện pháp mở rộng quan hệ xã hội bao gồm:

  • A. Chân thành, giữ thái độ vui vẻ và hòa đồng với mọi người.
  • B. Tham gia nhiều hoạt động chung.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 35: Các biện pháp mở rộng quan hệ xã hội bao gồm:

  • A. Chủ động làm quen với mọi người.
  • B. Chân thành, giữ thái độ vui vẻ và hòa đồng với mọi người.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 36: Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

  • A. Kế hoạch tài chính ngắn hạn.
  • B. Kế hoạch tài chính trung hạn.
  • C. Kế hoạch tài chính dài hạn. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 37: Hành động nào dưới đây thể hiện sự chủ động trong hoạt động ở câu lạc bộ?

  • A. Tích cực tham gia hoạt động của đội, nhóm. 
  • B. Chủ động làm quen. 
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 38: Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, trước hết là những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm láng giềng là biểu hiện của

  • A. tình cảm.
  • B. nhân nghĩa.
  • C. chu đáo.
  • D. hợp tác

Câu 39: Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?

  • A. Trách nhiệm.      
  • B. Nhân nghĩa.
  • C. Thương người      
  • D. Thân ái.

Câu 40: Ý nào dưới đây là nội dung tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng ở địa phương?

  • A. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp.
  • B. Kiếm soát, làm chủ cảm xúc, tránh gây mâu thuẫn. 
  • C. Tuân thủ các quy định chung nơi công cộng. 
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác