Tắt QC

Trắc nghiệm HDTN 3 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 3 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Không ngừng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, là biểu hiện của

  • A. tự hoàn thiện bản thân.
  • B. phê bình và tự phê bình.
  • C. đức tính kiên trì.
  • D. đức tính khiêm tốn.

Câu 2: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Chăm học để có kết quả cao.
  • B. Học hỏi tất cả mọi người.
  • C. Tích cực lao động, sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.
  • D. Không ngừng học tập, tu dưỡng để ngày một tiến bộ.

Câu 3: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Luôn đề cao bản thân.
  • B. Khắc phục khuyết điểm.
  • C. Tự quyết định mọi việc làm.
  • D. Luôn làm theo ý người khác.

Câu 4: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Có người giúp đỡ thường xuyên.
  • B. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
  • C. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.
  • D. Biết lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu thực hiện.

Câu 5: Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải

  • A. tự học tập, lao động.
  • B. rèn luyện đạo đức theo yêu cầu của xã hội.
  • C. tự hoàn thiện bản thân.
  • D. rèn luyện thể chất để học tập và lao động.

Câu 6: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân

  • A. có cuộc sống tốt đẹp.
  • B. ngày một phát triển tốt hơn.
  • C. ngày một văn minh tiến bộ.
  • D. ngày một khôn lớn hơn.

Câu 7: Tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người

  • A. sống có mục đích.
  • B. tự nhận thức bản thân.
  • C. sống có ý chí.
  • D. tự hoàn thiện bản thân.

Câu 8: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải

  • A. có nhiệt huyết với công việc.
  • B. có tinh thần trách nhiệm.
  • C. tích cực lao động hằng ngày để có cuộc sống tốt hơn.
  • D. có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân.

Câu 9: Bị bạn bè rủ rê, Minh thường hay ăn chơi lêu lổng, dẫn đến sao nhãng việc học hành. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, minh đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của Minh là biểu hiện phẩm chất nào dưới đây của học sinh?

  • A. Tự nguyện, tự giác.
  • B. Tự phê bình và phê bình.
  • C. Tự hoàn thiện bản thân.
  • D. Tự thay đổi tính cách.

Câu 10: Hoàng và Thanh trao đổi với nhau về chủ đề tự hoàn thiện bản thân. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây của Hoàng và Thanh ?

  • A. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết.
  • B. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.
  • C. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.
  • D. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân.

Câu 11: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để

  • A. sống có đạo đức.
  • B. tự hoàn thiện bản thân.
  • C. sống hòa nhập.
  • D. tự nhận thức đúng về mình.

Câu 12: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ

  • A. không hoàn thành nhiệm vụ.
  • B. trở nên lạc hậu.
  • C. làm việc kém hiệu quả.
  • D. bị mọi người xa lánh.

Câu 13: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được

  • A. những đòi hỏi của xã hội.
  • B. niềm tin của mọi người.
  • C. những nhu cầu của cuộc sống.
  • D. những mong muốn của bản thân.

Câu 14: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người cần phải làm gì?

  • A. Không cần làm gì cả.
  • B. Trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
  • C. Để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.
  • D. Quyết tâm thực hiện kế hoạch rèn luyện mình.

Câu 15: câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Học một hiểu mười.
  • B. Có chí thì nên.
  • C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
  • D. Năng nhặt chặt bị.

Câu 16: Ngày 8/3 hay còn được gòi ngày gì

  • A. Quốc tế phụ nữ
  • B. Quốc tế đàn ông
  • C. Ngày độc thân
  • D. Ngày Valentine

Câu 17:Ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3:

  • A. Là ngày tôn vinh vai trò, sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ trong xã hội.
  • B. Là ngày mà đàn ông thể hiện tình cảm với phụ nữ, người mẹ, người vợ của mình.
  • C. Là ngày bù đắp tình yêu cho người phụ nữ, bù đắp sự hi sinh âm thầm, vất vả của họ trong cuộc sống.
  • D. Tất cả phương án trên đúng 

Câu 18: Đâu là hành động để thể hiện sự quan tâm đến người thân?

  • A. Biếu ông bà loại trà mà ông bà thích uống.
  • B. Chủ động nấu những món ăn mẹ thích.
  • C. Cùng bố xem các bộ phim tư liệu, phim lịch sử.
  • D.Tất cả các phương án trên

Câu 19: Đâu không phải là hành động thể hiện sự quan tâm đến người thân?

  • A.Tranh giành ti vi với em trai để xem chương trình mà mình yêu thích.
  • B. Tiết kiệm tiền đưa gia đình đi du lịch.
  • C. Mua chiếc váy mà mẹ đã thích từ rất lâu để làm quà sinh nhật.
  • D. Đưa đón ông bà đi tập dưỡng sinh.

Câu 20: Việc làm nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình?

  • A. Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân.
  • B. Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi.
  • C. Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân.
  • D.Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Việc làm nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình?

  • A.Nói những lời vô tâm, không suy nghĩ gì khi cãi nhau với em gái
  • B. Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân.
  • C. Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi.
  • D. Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân.

Câu 22: Khi chăm sóc các thành viên trong gia đình, chúng ta nên giữ thái độ như nào?

  • A. Khó chịu, bất mãn.
  • B.Vui vẻ, hạnh phúc
  • C. Tức giận.
  • D. Không có cảm xúc gì

Câu 23: Điền từ thích hợp vào chỗ trống vào câu sau đây:Sự quan tâm đến người thân trong gia đình có thể được thể hiện thông qua...,... hay việc

làm thường ngày.

  • A.cử chỉ, lời nói
  • B. hành động, cử chỉ
  • C. ánh mắt, lời nói
  • D. hành động, lời nói

Câu 24: Ý kiến: “Ai cũng phải tự lo cho bản thân, nên không cần tâm đến người thân và cũng không cần người khác quan tâm đến mình”. Theo em, đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì chỉ cần quan tâm đến bản thân mình là đủ
  • B. Đúng, vì việc quan tâm đến người thân rất phiền
  • C.Sai, vì quan tâm người thân vừa là tình cảm gắn bó mật thiết, vừa là điều nên làm
  • D. Sai, vì chỉ cần quan tâm đến bố mẹ là đủ

Câu 25: Theo em, việc thể hiện sự quan tâm, chăm người thân sẽ giúp gia đình như nào?

  • A. Giúp các thành viên vượt qua khó khăn
  • B. Là động lực lớn lao
  • C. Gia đình thêm gắn bó, yêu thương nhau
  • D.Tất cả đáp án trên

Câu 26: Em nên làm gì khi trong gia đình em có người bị ốm?

  • A. Chăm sóc, vệ sinh cho người ốm.
  • B. Động viên, khích lệ, nói nhẹ nhàng, an ủi người ốm.
  • C. Giữ không gian yên tĩnh cho người ốm nghỉ ngơi.
  • D.Tất cả các phương án trên.

Câu 27: Em nên làm gì khi trong gia đình có người gặp phải chuyện buồn?

  • A.Động viên, khích lệ
  • B. Không quan tâm
  • C. Cười đùa, chế giễu
  • D. Chọc ghẹo

Câu 28: Việc thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

  • A. Giúp mọi người quan tâm, hiểu nhau hơn.
  • B. Giúp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm khăng khít.
  • C. Khiến mọi người dần trở nên xa cách.
  • D.Tất cả các phương án trên.

Câu 29: Minh thấy mẹ hôm nay đi làm về có vẻ buồn, lúc nấu cơm trông mẹ rất mệt mải,ủ rũ. Nếu em là Minh, em nên làm gì?

  • A. Trò chuyện hỏi han mẹ
  • B. Trợ giúp mẹ nấu cơm
  • C. Coi như không biết
  • D.Cả A và B đều đúng

Câu 30: Nga thấy em gái ngồi làm bài tập nhưng mặt cứ nhăn nhó, vò để bứt tai. Hình như em không hiểu bài. Nếu là Nga, em nên làm gì?

  • A.Hướng dẫn, chỉ bài cho em hiểu
  • B. Đưa quyển giải đáp án cho em chép
  • C. Không quan tâm
  • D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 31: Chủ động, tự giác làm việc nhà có tác dụng gì với bản thân?

  • A. rèn luyện đức tính chăm chỉ
  • B. rèn luyện sức khoẻ
  • C. đạt được thành công trong cuộc sống.
  • D. tất cả các ý trên.

Câu 32: Em đã chủ động, tự giác thực hiện công việc trong gia đình?

  • A. Nấu cơm cho gia đình
  • B. Ăn uống
  • C. Vệ sinh cá nhân
  • D. Học bài.

Câu 33: Em đã chủ động, tự giác thực hiện công việc trong gia đình?

  • A. Ăn uống
  • B. Giặt quần áo.
  • C. Vệ sinh cá nhân
  • D. Học bài.

Câu 34: Em đã chủ động, tự giác thực hiện công việc trong gia đình?

  • A. Ăn uống
  • B. Vệ sinh cá nhân
  • C. Sắp xếp đồ đạc trong nhà
  • D. Học bài.

Câu 35: Ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà:

  • A. rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động
  • B. trách nhiệm với gia đình
  • C. thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.
  • D. tất cả các ý nghĩa trên.

Câu 36: Em cảm thấy như thế nào khi chủ động làm việc nhà?

  • A. Vui vẻ, thoải mái
  • B. Khó chịu, vất vả
  • C. Mất thời gian
  • D. Mệt mỏi.

Câu 37: Những việc làm cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Quét nhà, nấu cơm, rửa bát
  • B. Đồ đạc trong nhà nhờ bố mẹ sắp xếp
  • C. Cây trồng trong nhà nhờ bố mẹ làm
  • D. Đưa, đón em đi học.

Câu 38: Những việc làm cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Ăn cơm xong nhờ người khác cất dọn.
  • B. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • C. Cây trồng trong nhà nhờ bố mẹ làm
  • D. Đưa, đón em đi học.

Câu 39: Những việc làm nào không thể hiện sự chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Tự rửa bát, giặt quần áo.
  • B. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • C. Cây trồng trong nhà nhờ bố mẹ làm
  • D. Đưa, đón em đi học.

Câu 40: Những việc làm cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Đi chợ mua thực phẩm cho bữa cơm gia đình.
  • B. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • C. Chăm sóc người thân trong gia đình lúc ốm đau.
  • D. Tất cả những việc làm trên đều chủ động, tự giác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác