Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí

  • A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
  • B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Câu 2: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:

  • A.  Tây Bắc.
  • B.  Đông Bắc
  • C.  Trường Sơn Nam.
  • D.  Trường Sơn Bắc.

Câu 3: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

  • A.  Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • B.  Có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông.
  • C.  Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
  • D.  Gồm các khối núi và cao nguyên đất đỏ ba dan xếp tầng.

Câu 4: Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi

  • A. Trường Sơn Bắc       
  • B. Trường Sơn Nam
  • C. Đông Bắc      
  • D. Tây Bắc

Câu 5: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đong lần lượt là các cánh cung:

  • A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều
  • B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
  • C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm
  • D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn

Câu 6: Đặc điểm địa hình “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi

  • A. Đông Bắc      
  • B.Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc      
  • D. Trường Sơn Nam

 

Câu 7:  Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Là đồng bằng châu thổ.
  • B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.
  • C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.
  • D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Câu 8:  Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

  • A.  Gồm các khối núi và cao nguyên.
  • B.  Có bốn cánh cung lớn.
  • C.  Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
  • D.  Địa hình thấp và hẹp ngang.

Câu 9: Sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so Trường Sơn Bắc với là:

  • A.  Địa hình cao hơn.
  • B.  Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn.
  • C.  Hướng núi vòng cung.
  • D.  Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên.

Câu 10: Cấu trúc địa hình “ gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi

  • A. Đông Bắc      
  • B.Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc      
  • D. Trường Sơn Nam

Câu 11: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là

  • A. Đông Bắc      
  • B.Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc      
  • D. Trường Sơn Nam

Câu 12: thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

  • A. thung lũng sông Đà      
  • B. thung lũng sông Lô
  • C. thung lũng sông Hồng     
  •  D. thung lũng sông Gâm

Câu 13: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

  • A. thung lũng sông Đà      
  • B. thung lũng sông Mã
  • C. thung lũng sông Cả      
  • D. thung lũng sông Thu Bồn

Câu 14: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là

  • A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế
  • B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam
  • C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây
  • D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc

Câu 15: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là

  • A. duyên hải Nam Trung Bộ      
  • B. Bắc Trung Bộ
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ      
  • D. Đông Nam Bộ

Câu 16: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở

  • A. ria đồng bằng ven biển miền Trung
  • B. ria phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long
  • C. ria phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng
  • D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam

Câu 17: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

  • A. Kon Ka Kinh      
  • B. Ngọc Linh
  • C. Lang Bian      
  • D. Bà Đen

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 18:  Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là: 

  • A.  Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
  • B.  Có cả đất phù sa cổ lẫn đất ba dan.
  • C.  Được nâng lên chủ yếu trong vận động Tân kiến tạo.
  • D.  Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 19: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là:

  • A.  Sơn nguyên.
  • B.  Bề mặt bán bình nguyên.
  • C.  Cao nguyên.
  • D.  Núi thấp.

Câu 20:  Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là:

  • A.  Có nhiều khối núi cao đồ sộ.
  • B.  Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
  • C.  Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • D.  Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên

Câu 21: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là:

  • A. dãy Hoàng Liên Sơn      
  • B. dãy Pu Sam Sao
  • C. dãy Hoành Sơn      
  • D. dãy Bạch Mã

Câu 22: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi

  • A. Đông Bắc      
  • B.Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc      
  • D. Trường Sơn Nam

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác