Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P1

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng

  • A. Núi cao      
  • B. Đồi núi thấp
  • C. Đồng bằng ven biển      
  • D. Đồng bằng châu thổ

Câu 2: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là :

  • A. xâm thực – mài mòn
  • B. xâm thực -  bồi tụ 
  • C. xói mòn – rửa trôi
  • D. mài mòn – bồi tụ 

Bảng số liệu sau để trả lời các câu: 3,4,5

                      Nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7, trung bình năm ở các địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ TB tháng 1 (0C)

Nhiệt độ TB tháng 7 (0C)

Nhiệt độ TB năm (0C)

Lạng Sơn

Hà Nội

Huế

Đà Nẵng

Quy Nhơn

TPHCM

13,3

16,4

19,7

21,3

23

25,8

27

28,9

29,4

29,1

29,7

27,1

21,2

23,5

25,1

25,7

26,8

27,1

 Câu 3:  Nhận xét nhiệt độ trung bình tháng 1 nước ta:

  • A. giảm dần từ bắc vào Nam.       
  • B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • C. tăng dần từ Nam ra Bắc.         
  • D. không ổn định.

 Câu 4: Nhận xét nhiệt độ trung bình tháng 7 nước ta:

  • A. giảm dần từ Bắc vào Nam.                
  • B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • C. tăng dần từ Nam ra Bắc.                    
  • D. miền Trung cao nhất.

 Câu 5: Nhận xét nhiệt độ trung bình năm ở nước ta:

  • A. giảm dần từ bắc vào Nam.                
  • B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • C. tăng dần từ Nam ra Bắc.                   
  • D. miền Trung cao nhất.

Câu 6: Hệ thống sông nào sau đây có tổng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta là 

  • A. hệ thống sông Hồng
  • B. hệ thống sông Mã
  • C. hệ thống sông Cả             
  • D. hệ thống sông Đồng Nai                                                                                                                                                     

Câu 7: Ở Duyên hải miền Trung, loại đất có thể cải tạo để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là: 

  • A. đất cát
  • B. đất mặn 
  • C. đấ phèn
  • D. đất bạc màu đồi trung du 

Câu 8: Ở nước ta loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất là :

  • A. đất phù sa cổ
  • B. đất phù sa mới 
  • C. đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau  
  • D. đất mùn alit 

Câu 9: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm nổi bật là:

  • A. thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước
  • B. thường có màu đỏ vàng, màu mỡ 
  • C. thường có màu đỏ vàng, đất chua, dễ bị thoái hóa 
  • D. thường có màu nâu, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày

Câu 10: Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô xuất hiện chủ yếu ở vùng: 

  • A. sơn nguyên Đồng Văn        
  • B. khu vực Quảng Bình – Quảng trị       
  • C. khu vực Nam Trung Bộ            
  • D. Tây Nguyên 

Câu 11:  Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của

  • A. Quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi
  • B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • C. Sông ngòi nhiều nước
  • D. Chế độ nước sông theo mùa

Câu 12: Hệ thống sông có mạng lưới dạng nang quạt ở nước ta là: 

  • A. hệ thống sông Hồng – Thái Bình
  • B. hệ thống sông Mã
  • C. hệ thống sông Cả
  • D. hệ thống sông Cửu Long

 Câu 13: Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là 

  • A. Tây Bắc
  • B. Bắc Trung Bộ 
  • C. cực Nam Trung Bộ
  • D. Tây Nguyên 

Câu 14: Đắc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu

  • A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù xa
  • C. Chế độ nước sông theo mùa
  • D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co

Câu 15: chế độ nước sống theo mùa là do

  • A. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ
  • B. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn
  • C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ
  • D. Nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa

Câu 16: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do

  • A. Độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh
  • B. Sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng
  • C. Chế độ mưa thất thường
  • D. Lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp

Câu 17: Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

  • A. Đất phèn ,đất mặn      
  • B. Đất cát, đát pha cát
  • C. Đất feralit     
  •  D. Đất phù sa ngọt

Câu 18: Sự đa dạng và phong phú trong hệ thống cây trồng, vật nuôi tại một nơi ở nước ta là nhờ:

  • A. Sự phân hoá theo mùa của khí hậu                          
  • B. Sự phân bố theo độ cao địa hình trong vùng
  • C. Sự phân bố theo bắc- nam của địa phương              
  • D. Sự phân hoá theo độ cao địa hình, khí hậu, đất trong vùng

Câu 19: Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên?

  • A. Tháng 5 đến 10               
  • B. Tháng 11 đến 4                  
  • C. Tháng 11 đến 1
  • D. Tháng 2 đến 4

Câu 20: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

  • A. lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.     
  • B. phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
  • C. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.                   
  • D. sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Câu 21: Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do

  • A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • B. Tổng lượng nước sông lớn
  • C. Chế độ nước sông thay đổi theo mùa
  • D. Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi

Câu 22: Kiểu rừng tiêu biểu đặc trưng của khí hậu nóng ẩm ở nước ta là :

  • A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
  • B. Rừng gió mùa thường xanh.             
  • D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

Câu 23: Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở

  • A. tạo thành địa hình Cácxtơ.                        
  • B. đất trượt, đá lở ở sườn dốc
  • C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.                        
  • D. hiện tượng xâm thực

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta?

  • A. Ít phụ lưu.          
  • B. Nhiều sông             
  • C. Phần lớn là sông nhỏ.
  • D. Mật độ sông lớn

Câu 25: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là :

  • A. tạo thành nhiều phụ lưu.                                    
  • B. tổng lượng bùn cát lớn
  • C. địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi           
  • D. tạo thành dạng địa hình mới

Câu 26: Đất feralit có màu đỏ vàng là do

  • A. Hình thành trên đất mẹ có nhiều chất xơ
  • B. Nhận dược nhiều ánh nắng mặt trời
  • C. Lượng phù xa trong đất lớn
  • D. Tích tụ nhiều oxit sắt

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận