Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :

  • A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
  • B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
  • C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.

  • D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.

Câu 2: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng là :

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Tây Bắc.

Câu 3: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là

  • A. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất
  • B. Suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước
  • C. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạnh sinh vật
  • D. Mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường

Câu 4: Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian nào

  • A. Từ tháng III đến tháng X
  • B. Từ tháng VI đến Tháng XI
  • C. Từ tháng V đến tháng XII
  • D. Từ tháng V đến tháng V

Câu 5: Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam
  • B. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bào đổ bộ vào miền Nam
  • C. Bão tập chung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII
  • D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta

Câu 6: Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là :

  • A. Tây Bắc.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 7: Vì sao miền Trung lũ quét trễ hơn ở miền Bắc?

  • A. mùa mưa muộn.            
  •  B. mưa nhiều.                 
  •  C. địa hình hẹp ngang.         
  •  D. mùa mưa sớm.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là:

  • A. mật độ dân số cao nhất nước ta.
  • B. địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
  • C. lượng mưa lớn nhất nước.
  • D. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Câu 9: Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng?

  • A. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê điều
  • B. Nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân
  • C. Các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bờ
  • D. ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở vùng núi chống lũ, xói mòn

Câu 10: Ở Nam Bộ :

  • A. không có bão.
  • B. ít chịu ảnh hưởng của bão.
  • C. bão chỉ diễn ra vào các tháng đầu năm
  • D. bão chỉ diễn ra vào đầu mùa mưa.

Câu 11: Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là:

  • A. từ tháng 6 đến tháng 10.
  • B. từ tháng 8 đến tháng 10.

  • C. từ tháng 9 đến tháng 11. 
  • D. từ tháng 10 đến tháng 12.

Câu 12: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh:

  • A. Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • B. huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
  • C. Quảng Bình và Quảng Trị.
  • D. Sơn La và Lai Châu.

Câu 13: Vùng nào dưới đấy hầu như không xảy ra động đất?

  •  A. Ven biển Nam Trung Bộ.  
  •  B. Vùng Nam Bộ.
  •  C. Vùng Đồng bằng sông Hồng.  
  •  D. Bắc Trung Bộ.

Câu 14: Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là:

  • A. Vùng Tây Bắc.  
  • B. Vùng Đông Bắc.
  • C. Vùng Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 15: Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét là:

  • A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
  • B. xây dựng các hồ chứa nước.
  • C. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
  • D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Câu 16:  Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là : 

  • A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
  • B. Cực Nam Trung Bộ.
  • C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
  • D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17: Biện pháp tốt nhất để hạn chế thiệt hại cho tính mạng người dân khi có bão lớn:

  • A. sơ tán dân đến nơi an toàn.
  • B. củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
  • C. thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
  • D. có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

Câu 18: Vào các tháng 10 – 12, lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh thuộc

  • A. thượng nguồn sông Đà (Sơn La, Lai Châu).
  • B. lưu vực sông Thao (Lào Cai, Yên Bái)
  • C. lưu vực sông Cầu (Bắc Cạn, Thái Nguyên)
  • D. suốt dải miền Trung

Câu 19: Thiên tai nào không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?

  • A. Động đất.                          
  • B. Ngập lụt                          
  • C. Lũ quét.              
  • D. Hạn hán

Câu 20: Đâu là hiện tượng thường đi liền với bão :

  • A. Sóng thần.
  • B. Động đất.
  • C. Lũ lụt.
  • D. Ngập úng.

Câu 21: Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ?

  • A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán                                 
  • B. Bão
  • C. Lốc, mưa đá, sương muối.                                  
  •  D. Động đất

Câu 22: Ngập lụt thường xảy ra vào

  • A. mùa hè.                  
  • B. tháng 1,2.              
  • C. mùa mưa bão.             
  •  D. mùa thu.

Câu 23: Tác hại to lớn của bão ở đồng bằng Bắc Bộ biểu hiện rõ rệt nhất ở

  • A. diện mưa bão rộng.                             
  • B. gió lớn
  • C. mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển
  • D. giao thông khó khăn

Câu 24: Đâu là đặc điểm của bão ở nước ta?

  • A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
  • B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
  • C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
  • D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 25: So với miền Bắc, ở miền Trung lũ quét thường xảy ra:

  • A. Nhiều hơn.
  • B. Ít hơn.
  • C. Trễ hơn.
  • D. Sớm hơn.  

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác