Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề kiểm tra học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của nước ta?

  • A. Vị trí vừa gắn liền với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Ấn Độ Dương.
  • B. Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
  • C.Nằm gần ngã tư đường bộ, hàng hải quốc tế quan trọng của thế giới.
  • D. Biên giới trên biển và đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Cam pu chia.

Câu 2: Nhóm đất nào sau đây có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

  • A. Đất phù sa.
  • B. Đất feralit.
  • C. Đất feralit có mùn.
  • D. Đất mùn thô.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi nước ta?

  • A. Nhiều nước và giàu phù sa.
  • B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • C. Chế độ nước theo mùa.
  • D. Mùa lũ trùng với mùa khô.

Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây, quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Gió mùa.
  • C. Hướng các dãy núi.
  • D. Biển Đông.

Câu 4: Vùng núi nào sau đây ở nước ta có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn  Đông – Tây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Trường Sơn Bắc.
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 5: Hướng nghiêng chung của vùng núi Đông Bắc ở nước ta là

  • A. cao ở đông bắc thấp xuống tây nam.
  • B. cao ở tây bắc thấp xuống đông nam.
  • C. cao đông nam thấp xuống tây bắc.
  • D. cao tây nam thấp xuống đông bắc.

Câu 6: Các thung lũng sông thuộc vùng núi Đông Bắc ở nước ta có hướng:

  • A. Hướng tây bắc – đông mam.
  • B. Hướng vòng cung.
  • C. Hướng tây bắc – tây nam
  • D. Hướng đông bắc - tây nam.

Câu 7: Ở nước ta, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn là

  • A. đồng bằng sông Hồng.
  • B. duyên hải Miền Trung.
  • C. đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 8: Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào có độ cao lớn nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

  • A. Dãy Pu Đen Đinh.
  • B. Dãy Pu Sam Sao.
  • C. Dãy Hoành Sơn.
  • D. Dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 9: Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất ở Tây Nguyên?

  • A. Đắk Lắk.
  • B. Mơ Nông.
  • C. Lâm Viên.
  • D. Di Linh.

Câu 10: Loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên xảy ra ở vùng ven biển nước ta là

  • A. cát bay, cát chảy.       
  •  B. đất trượt, đá lở.                     
  •  C. bão.                     
  • D. sạt lở bờ biển.

Câu 11: Hệ sinh thái nào sau đây đặc trưng cho vùng ven biển nước ta? 

  • A. Rừng thưa khô rụng lá.
  • B. Trảng cỏ, cây bụi. 
  • C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
  • D. Rừng ngập mặn.

Câu 12: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở 

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ.
  • D. Nam Bộ

Câu 13: Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang khai thác ở thềm lục địa thuộc Biển Đông nước ta là

  • A. sa khoáng, khí đốt.
  • B. vàng, dầu mỏ.
  • C. cát thủy tinh, muối.             
  • D. dầu mỏ, khí tự nhiên.

 Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng về tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
  • B. Nước ta có lượng mưa lớn, độ ẩm cao.
  • C. Số giờ nắng cao từ 1400 – 3000 giờ.
  • D. Khí hậu nước ta có 4 mùa rõ rệt.

Câu 15:  Kiểu hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm nước ta là

  • A. rừng gió mùa nửa rụng lá.
  • B. xa van và cây bụi gai nhiệt đới.
  • C.  rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • D. rừng thưa khô rụng lá.

Câu 16: Thành phần loài nào chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?

  • A. Loài xích đạo.
  • B. Loài nhiệt đới.
  • C. Loài cận nhiệt.
  • D. Loài ôn đới.

Câu 17:  Vùng núi nào sau đây có thiên nhiên phân hóa thành 3 đai cao?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Trường Sơn Nam.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Trường Sơn Bắc.

Câu 18: Đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

  • A. ôn đới gió mùa.
  • B. cận xích đạo gió mùa.
  • C. cận nhiệt gió mùa.
  • D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 19: Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta gây nên kiểu thời tiết 

  • A.  lạnh ẩm.
  • B. lạnh khô.
  • C.  khô nóng.
  • D. nóng ẩm.

Câu 20: Trong mùa đông, phần lãnh thổ phía Nam nước ta chịu tác động của

  • A. gió mùa Tây Nam.
  • B. gió Tín phong bán cầu Nam.
  • C. gió Tín phong bán cầu Bắc.
  • D. gió phơn Tây Nam.

Câu 21: Dạng địa hình nào sau đây phổ biến ở vùng núi đá vôi của nước ta?

  • A. Địa hình bồi tụ.
  • B. Địa hình caxtơ. 
  • C. Địa hình cồn cát.
  • D. Địa hình trơ sỏi đá.

Câu 22: Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm

  • A. mưa nhiều, độ ẩm tăng.
  • B. mưa nhiều, độ ẩm giảm.
  • C. mưa ít, độ ẩm tăng.
  • D. mưa ít, độ ẩm giảm.

Câu 23: Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Lượng mưa

(mm)

Lượng bốc hơi

(mm)

Cân bằng ẩm

(mm)

Hà Nội

1676

989

+ 687

Huế

2868

1000

+ 1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+ 245

(Nguồn: Trang 44, Địa lí 12, NXB Giáo dục, năm 2014)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?

  • A. Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi lớn nhất.
  • B. Huế có lượng mưa và lượng bốc hơi lớn nhất.
  • C. TP. Hồ Chí Minh có lượng cân bằng ẩm lớn nhất.
  • D. Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm lớn nhất.

Câu 24: Đai cao nào sau đây không có ở nước ta?

  • A. Ôn đới gió mùa trên núi.
  • B. Nhiệt đới chân núi.
  • C. Nhiệt đới gió mùa chân núi.
  • D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

Câu 25: Gió mùa Đông Bắc hoạt động ở nước ta có nguồn gốc từ

  • A. vùng áp thấp Xibia.
  • B. Biển Đông.
  • C. vùng áp thấp Iran - Mianma.
  • D. vùng áp cao Xibia. 

Xem đáp án

Bình luận