Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :

  • A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.             
  • B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
  • C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.
  • D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Nam.
  • D. Trường Sơn Bắc

Câu 3: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, đất feralit là chủ yếu, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh:

  • A. Cây công nghiệp.
  • B. Lương thực
  • C. Thực phẩm.
  • D. Hoa màu.

Câu 4: Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta :

  • A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ.
  • B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
  • C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
  • D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 5: Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì :

  • A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.
  • B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.
  • C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
  • D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.

Câu 6: Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là :

  • A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C.
  • C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C.
  • D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C.

Câu 7: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là :

  • A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.
  • B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
  • C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
  • D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

 

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?

  • A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
  • B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
  • C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
  • D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:

  • A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng
  • B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng
  • C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin
  • D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin

Câu 10: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là:

  • A. Sông Hồng và sông Mã
  • B. Sông Cả và sông Mã
  • C. Sông Đà và sông Lô
  • D. Sông Hồng và sông Cả

Câu 11: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:

  • A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn
  • B. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn
  • C. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã
  • D. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã 

Câu 12: Tỉ lệ của địa hình đồi núi và của địa hình đồng bằng so với diện tích toàn lãnh thổ của nước ta lần lượt là:

  • A. 1/2 và 1/2       
  • B. 2/3 và 1/3
  • C. 3/4 và 1/4       
  • D. 4/5 và 1/5

Câu 13: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:

  • A. Đồng bằng      
  • B. Đồi núi thấp
  • C. Núi trung bình      
  • D. Núi cao

Câu 14: Độ dốc chung của địa hình nước ta là

  • A. thấp dần từ Bắc xuống Nam
  • B. thấp dần từ Tây sang Đông
  • C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
  • D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

Câu 15: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung:

  • A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm
  • B. Ngân Sơn, Sông Gâm,  Đông Triều, Bắc Sơn
  • C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
  • D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn

Câu 16: Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:

  • A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp
  • B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung
  • C. Các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam
  • D. Có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam

Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH?

  • A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản
  • B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,..
  • C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng
  • D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông

Câu 18: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là

  • A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung
  • B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung
  • C. hướng đông – tây và hướng vòng cung
  • D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung

Câu 19: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực

  • A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc
  • B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
  • C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
  • D. Vùng núi Trường Sớn Bắ và vùng núi Trường Sơn Nam

 

Câu 20: Trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta?

  • A. Đồng Văn
  • B. Mộc Châu
  • C. Sơn La
  • D. Di Linh

Câu 21: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:

  • A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng
  • B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, 
  • C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng
  • D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng

Câu 22: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng:

  • A. Miền núi Bắc Bộ
  • B. Cực Nam Trung Bộ
  • C. Tây Nguyên
  • D. Đông Nam Bộ

Câu 23: Đồng bằng sông Cửu Long  khác với Đồng bằng sông Hồng ở:

  • A. Diện tích nhỏ hơn.
  • B. Phù sa không bồi đắp hàng năm
  • C. Thấp và khá bằng phẳng
  • D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa

Câu 24: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực

  • A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc
  • B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
  • C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
  • D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

Câu 25: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

  • A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.
  • B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
  • C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
  • D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Câu 26: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:

  • A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm.
  • B. Có nhiều ô trũng ngập nước
  • C. Được canh tác nhiều nhất.
  • D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.

Câu 27: Quá trình làm biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là:

  • A. Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở đồng bằng.
  • B. Đắp đê ở đồng bằng
  • C. Bồi tụ ở đồng bằng.        
  • D.  Xâm thực ở đồi núi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác