Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi. 

  • A. Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt. 
  • B. Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế. 
  • C. Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường. 
  • D. Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu. 

Câu 2: So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta : 

  • A. Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng, hạn chế về tiềm năng. 
  • B. Phong phú về thể loại, đa dạng về loại hình, rất khó khăn trong khai thác. 
  • C. Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí. 
  • D. Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt. 

Câu 3: Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở : 

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.    
  • B. Đông Nam Bộ. 
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.      
  • D. Bắc Trung Bộ. 

Câu 4: Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

  • A. Chế biến sản phẩm trồng trọt
  • B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi
  • C. Chế biến lâm sản
  • D. Chế biến thủy, hải sản

Câu 5: Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản xuất trồng trọt, chế biến sản xuất chăn nuôi và chế biên thủy, hải sản là dựa vào

  • A. Công dụng kinh tế của sản phẩm
  • B. Nguồn nhiên
  • C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
  • D. Đặc điểm sử dụng lao động

Câu 6: Thành phố Hồ Chí Minh có ngành xay xát phát triển nhờ : 

  • A. Có cơ sở hạ tầng phát triển. 
  • B. Gần vùng nguyên liệu. 
  • C. Có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu. 
  • D. Có truyền thống lâu đời. 

Câu 7: Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông 

  • A. Sông Đồng Nai.
  • B. Sông Hồng.
  • C. Sông Thái Bình.
  • D. Sông Mã.

Câu 8: Than nâu phân bố nhiều nhất ở

  • A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9: Nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là

  • A. thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng.
  • B. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
  • C. nguồn lao động giàu kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ lớn.
  • D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 10: Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. 

  • A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu. 
  • B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. 
  • C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường. 
  • D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ. 

Câu 11:  Vùng trồng và chế biến thuốc lá hàng đầu của nước ta hiện nay là : 

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.   
  • B. Bắc Trung Bộ. 
  • C. Nam Trung Bộ.               
  • D. Đông Nam Bộ. 

Câu 12: Khoáng sản phi kim loại của nước ta bao gồm : 

  • A. Quặng photphorit, apatit, pyrit, sét xi măng, cao lanh, cát thủy tinh, đá quý. 
  • B. Quặng pyrit, sét xi măng, photphorit, bôxit, apatit, than đá, mangan. 
  • C. Quặng apatit, pyrit, đá vôi, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh. 
  • D. Quặng pyrit, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh, titan. 

Câu 13: Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng (Atlat trang 22), sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng

  • A. 2,4 lần.
  • B. 3,4 lần.
  • C. 4,4 lần.
  •  D. 5,4 lần.

Câu 14: Khoáng sản kim loại đen ở nước ta bao gồm : 

  • A. Quặng titan, crôm, sắt, mangan. 
  • B. Quặng sắt, bôxít, niken, mangan. 
  • C. Quặng crôm, titan, apatit, bôxit. 
  • D. Quặng bôxit, mangan, titan, 

Câu 15: Nhà máy thuỷ điện có công suất phát điện lớn nhất nước ta hiện nay là

  • A. Sơn La.
  • B. Hoà Bình.
  • C. Trị An.
  • D. Yaly.

Câu 16: Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng (Atlat ĐLVN trang 22), cho biết sản lượng than sạch của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng bao nhiêu lần?

  • A. 2,7 lần.
  • B. 3,7 lần.
  • C. 4,7 lần.
  • D. 5,7 lần.

Câu 17: Vùng than lớn nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ phổ biến ở tỉnh 

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Lào Cai.
  • C. Thái Nguyên.
  • D. Quảng Ninh.

Câu 18: Cho bảng số liệu

Một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014

Sản phẩm

2000

2005

2010

2014

Than sạch (nghìn tấn)

11 609

34 093

44 835

41 086

Dầu thô khai thác (nghìn tấn)

16 291

18 519

15 014

17 392

Khí tự nhiên dạng khí (triệu m3)

1 596

6 440

9 402

10 210

Điện (triệu kwh)

26 683

52 078

91 722

141 250

Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014?

  • A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp đều có xu hướng tăng. 
  • B. Sản lượng điện tăng trưởng nhanh nhất.
  • C. Sản lượng than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000  - 2010.
  • D. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định.

Câu 19: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu không phát triển ở phía Bắc vì

  • A. gây ô nhiễm môi trường.
  • B. vốn đầu tư xây dựng lớn.
  • C. xa nguồn nguyên liệu dầu – khí.
  • D. nhu cầu về điện không nhiều.

Câu 20: Sản lượng điện chiếm tỉ trọng cao nhất trong ngành công nghiệp điện lực ở nước ta thuộc về

  • A. nhiệt điện, điện gió.
  • B. nhiệt điện, thủy điện.
  • C. thủy điện, điện gió
  • D. thủy điện, điện nguyên tử.

Câu 21: các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

  • A. Các khu tập trung công nghiệp
  • B. Gần các cảng biển
  • C. Xa khu dân cư
  • D. Đầu nguồn các dòng sông

Câu 22: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì

  • A. Đòi hỉ ít lao động
  • B. Có giá trị sản xuất lớn
  • C. Có công nghệ sản xuất hiện đại
  • D. Có lợi thế lâu dài ( nguyên liệu, lao động, thị trường)

Câu 23: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

  • A. Cơ cấu ngành đa dạng
  • B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ
  • C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
  • D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn

Câu 24: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta gồm các phân ngành là

  • A. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thủy hai sản
  • B. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản
  • C. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến lâm sản
  • D. Rượu, bia, nước ngọt, chế biến thủy, hải sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi

Câu 25: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

  • A. Phân bố chủ yếu ở thành thị      
  • B. Chỉ phân bố ở vùng đồng bằng
  • C. Phân bố rộng rãi       
  • D. Cách xa vùng đông dân

Câu 26: Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản thường được phân bố ở nơi

  • A. vị trí nằm trong các trung tâm công nghiệp lớn.
  • B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
  • C. mạng lưới giao thông vận tải phát triển.
  • D. cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt nhất.

Câu 27: Dựa vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (Atlat trang 22), tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành này so với toàn ngành công nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2007 ở nước ta giảm

  • A. 1,2 %    
  • B. 2,2%
  • C. 3,2%
  • D. 4,2%

Câu 28: Đây là 2 nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

  • A. Hoà Bình, Tuyên Quang.    
  • B. Thác Bà, Sơn La. 
  • C. Đại Thị, Sơn La.           
  • D. Bản Vẽ, Na Hang.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác