Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguồn dầu khí của nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu từ : 

  • A. Bể trầm tích Trung Bộ.       
  • B. Bể trầm tích Cửu Long. 
  • C. Bể trầm tích Nam Côn Sơn.    
  • D. Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai. 

Câu 2: Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm : 

  • A. Muối.      
  • B. Nước mắm.     
  • C. Chè.      
  • D. Đồ hộp. 

Câu 3: Cà Ná là nơi sản xuất muối nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh : 

  • A. Nam Định.    
  • B. Quảng Ngãi.     
  • C. Ninh Thuận.     
  • D. Kiên Giang. 

Câu 4: Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta có đặc điểm : 

  • A. Là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp. 
  • B. Có liên quan, tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác. 
  • C. Ra đời sớm nhất trong các ngành công nghiệp. 
  • D. Tất cả các đặc điểm trên. 

Câu 5: Dầu mỏ, khí đốt có tiềm năng và triển vọng lớn của nước ta tập trung ở : 

  • A. Bể trầm tích sông Hồng.    
  • B. Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai. 
  • C. Bể trầm tích Cửu Long.     
  • D. Bể trầm tích Nam Côn Sơn. 

Câu 6: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là : 

  • A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp. 
  • B. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu. 
  • C. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. 
  • D. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ. 

Câu 7: Trữ lượng quặng bôxít lớn nhất nước ta tập trung ở : 

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. 
  • B. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
  • C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 
  • D. Tây Nguyên. 

Câu 8: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước?

  • A. Điện lực.
  • B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. Chế biến dầu khí.
  • D. Chế biến nông – lâm – thuỷ sản.

Câu 9: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thuỷ điện nước ta là

  • A. sông ngòi ngắn và dốc.
  • B. lượng nước không ổn định trong năm.
  • C. thiếu kinh nghiệm trong khai thác.
  • D. trình độ khoa học – kĩ thuật còn thấp.

Câu 10:  Cho bảng số liệu
Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014

Sản phẩm

2000

2005

2010

2012

2014

Thuỷ sản đông lạnh (nghìn tấn)

177,7

681,7

1278,3

1372,1

1586,7

Chè chế biến (nghìn tấn)

70,1

127,2

211,0

193,3

179,8

Giày, dép da (triệu đôi)

107,9

218,0

192,2

222,1

246,5

Xi măng (nghìn tấn

13298,0

30808,0

55801,0

56353,0

60982,0

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai doạn 2000-2014 ?

  • A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp. 
  • B. Sản lượng thuỷ sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. 
  • C. Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm.
  • D. Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014.

Câu 11: Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh chủ yếu do tăng nhanh 

  • A. sản lượng thuỷ điện.
  • B. sản lượng nhiệt điện khí.
  • C. sản lượng nhiệt điện than.
  • D. nguồn điện nhập khẩu.

Câu 12: Dựa vào đặc điểm, tính chất tự nhiên và mục đích sử dụng có thể phân chia tài nguyên thiên nhiên theo : 

  • A. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt. 
  • B. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên có thể phục hồi lại được. 
  • C. Tài nguyên không bị hao kiệt. 
  • D. Tài nguyên bị hao kiệt, nhưng có thể phục hồi được. 

Câu 13: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là

  • A. Sông ngòi nước ta ngăn và dốc
  • B. Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ
  • C. Lượng nước phân bố không đều trong năm
  • D. Sông ngòi nhiều phù sa

Câu 14: Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì : 

  • A. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn. 
  • B. Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. 
  • C. Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu. 
  • D. Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật. 

Câu 15: Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ

  • A. Hòa Bình đến Hà Tĩnh
  • B. Hòa Bình đến Đà Nẵng
  • C. Hòa Bình đến Plây Ku
  • D. Hòa Bình đến Phú Lâm

Câu 16: Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện ở nước ta là

  • A. Chủ động vận hành được quanh năm
  • B. Giá thành sản xuất rẻ
  • C. Không gây ô nhiễm môi trường
  • D. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu

Câu 17: Một trong những ưu điểm của nhà máy thủy điện so với nhà máy nhiệt điện ở nước ta là

  • A. Chủ động vận hành được quanh năm
  • B. Giá thành sản xuất rẻ
  • C. Giá thành xây dựng nhà máy thấp hơn
  • D. Có khả năng xây dựng tại bất cứ địa điểm nào

Câu 18 : Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

  • A. Than      
  • B. Dầu
  • C. Khí tự nhiên      
  • D. Nhiên liệu sinh học

Câu 19: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phấn bố ở các tỉnh phía Nam chủ yếu do

  • A. Miền Nam không thiếu điện
  • B. Gây ô nhiễm môi trường
  • C. Vị trí xa vùng nhiên liệu
  • D. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn

 

Câu 20: Xét theo công dụng, thì khoáng sản phi kim loại như apatit, pirit, foforit là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành : 

  • A. Công nghiệp hoá chất, phân bón. 
  • B. Công nghiệp sản xuất vật liệu. 
  • C. Dùng làm chất trợ dung cho một số ngành công nghiệp nặng. 
  • D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 

Câu 21: Loại khoáng sản thuận lợi trong khai thác và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta là : 

  • A. Than đá.                 
  • B. Vật liệu xây dựng. 
  • C. Quặng sắt và crôm         
  • D. Quặng thiếc và titan ở ven biển. 

Câu 22: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là : 

  • A. Có thị trường xuất khẩu rộng mở. 
  • B. Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp. 
  • C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú. 
  • D. Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước. 

Câu 23: Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành. 

  • A. Công dụng của sản phẩm.   
  • B. Đặc điểm sản xuất. 
  • C. Nguồn nguyên liệu.         
  • D. Phân bố sản xuất. 

Câu 25: Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là : 

  • A. Dầu - khí và than nâu.    
  • B. Quặng bôxit. 
  • C. Quặng thiếc và titan.      
  • D. Quặng sắt và crôm. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận