Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :

  • A. cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.
  • B. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
  • C. giao đất giao rừng cho nông dân.
  • D. nâng cao độ che phủ rừng.

Câu 2: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :

  • A. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ.
  • B. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
  • C. Giao đất giao rừng cho nông dân.
  • D. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.

Câu 3: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta :

  • A. Chiến tranh (bom đạn, chất độc hóa học).
  • B. Khai thác không theo một chiến lược nhất định.
  • C. Công nghệ khai thác lạc hậu.            
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 4: Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là :

  • A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan.
  • B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ.
  • C. Vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ.
  • D. Vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An).

Câu 5: Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cần:

  • A. quản lí và kiểm soát các chất thải độc hại vào môi trường.
  • B. bảo vệ nguồn nước sạch chống nhiễm bẩn.
  • C. quản lí chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên sinh vật.
  • D.  quy hoạch và sử dụng hợp lý tự nhiên các ở vùng cửa sông, ven biển.

Câu 6: Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng sản xuất.

  •  A. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có
  •  B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng
  •  C. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
  •  D. giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân

Câu 7: Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở

  •  A. số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý.
  •  B. số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý.
  •  C. giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý.
  • D. thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý.

Câu 8: Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở :

  • A. Ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
  • B. Ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên.
  • C. Ở thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc).
  • D. Ở Mường Xén (Nghệ An).

Câu 9: Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải :

  •  A. Duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.
  • B. Nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.
  • C. Đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.
  • D. Nâng độ che phủ lên từ 45% - 50%  ở vùng núi lên 60% - 70%.

Câu 10:  Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải:

  • A. duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.
  • B. nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.
  • C. đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.
  • D. nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 60% - 70%.

Câu 11: Việc bảo vệ tài nguyên rừng nước ta có ý nghĩa chủ yếu về:

  • A. giá trị kinh tế, cân bằng môi trường sinh thái .
  • B. giá trị sản xuất nông nghiệp.
  • C. giá trị sản xuất công nghiệp .  
  • D. giá trị về dịch vụ du lịch.

Câu 12: Làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do:

  • A. Cháy rừng và các thiên tai khác.                            
  • B. Các dịch bệnh
  • C. Sự khai thác bừa bãi và phá rừng.                          
  • D. Chiến tranh tàn phá

Câu 13: Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người năm 2005  hơn (ha)

  • A. 0,1.                        
  • B. 0,2.                          
  • . 0,3.                     
  • D. 0,4

Câu 14: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta là

  •  A. chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái
  •  B. ô nhiễm môi trường
  •  C. săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã
  •  D. sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái đất gây ra nhiều thiên tai.

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường nông thôn Việt Nam ô nhiễm là

  • A. hoạt động của giao thông vận tải.
  • B. chất thải của các khu quần cư.
  • C. hoạt động của việc khai thác khoáng sản.
  • D. hoạt động của sản xuất nông nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

Câu 16: Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của cả vùng đồng bằng là

  • A. rừng phòng hộ ven biển.
  • B. rừng sản xuất.
  • C. rừng ngập mặn.             
  • D. rừng đầu nguồn.

Câu 17: Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là :

  • A. Đất phèn.    
  • B. Đất mặn.
  • C. Đất xám bạc màu.    
  • D. Đất than bùn, glây hoá.

 

Câu 18: Loại rừng cần phải bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài:

  • A. rừng giàu             
  • B. rừng phòng hộ           
  • C. rừng đặc dụng             
  •  D. rừng sản xuất

Câu 19: Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng:

  • A. trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc.
  • B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
  • C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
  • D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 20: Nguyên tắc chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là:

  •  A. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
  •  B. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
  •  C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
  •  D. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận