Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là:

  • A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
  • B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. 
  • C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
  • D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 2: sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây

  • A. Suy giảm về số lượng loài
  • B. Suy giảm thể trạng của các cá thể trong loài
  • C. Suy giảm về hệ sinh thái
  • D. Suy giảm về nguồn gen quý hiểm

Câu 3: Cho bảng số liệu sau đây về diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của nước ta qua hai năm (đơn vị %)

Năm

Tổng diện tích rừng trồng

DT rừng tự nhiên

DT rừng trồng

1983

100

94,4

5,6

2015

100

75,6

24,4

Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất theo bảng số liệu trên.

  • A. Biểu đồ cột               
  • B. đồ miền             
  • C. Biểu đồ tròn      
  • D. Biểu đồ đường

Câu 4: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học :

  • A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
  • B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
  • C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
  •  D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 12 thứ tự các vườn quốc gia từ Bắc xuống Nam là 

  • A. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.  
  • B. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.
  • C. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.  
  • D. Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã, Ba Bể.

Câu 6: Nhận định về biến động tài nguyên đất ở nước ta hiện nay là

  • A. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái giảm mạnh.
  • B. diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh, nhưng diện tích đất suy thoái vẫn còn lớn.
  • C. diện tích đất hoang đồi trọc tăng nhanh, diện tích đất suy thoái giảm mạnh.
  • D. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái tăng nhanh.

Câu 7: Loại đất cần phải cải tạo chiếm diện tích lớn nhất là

  • A. đất phèn      
  • B. đất mặn và cát biển      
  • C. đất xám bạc màu     
  • D. đất glây, than bùn

Câu 8: Quá trình mặn hóa đất đai vùng ven biển là vấn đề cần chú ý đặc biệt trong việc quản lí, sử dụng đất đai nông nghiệp của vùng:

  • A. đồng bằng sông Hồng                               
  • B. đồng bằng Duyên hải miền Trung
  • C.  Đông Nam Bộ                                           
  • D. đồng bằng sông Cửu Long

Câu 9: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào :

  • A. Tháng 8 - 1991.       
  • B. Tháng 1 - 1994.
  • C. Tháng 12 - 2003.     
  • D. Tháng 4 - 2007.

Câu 10: Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là :

  • A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
  • B. Hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.
  • C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
  • D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 11:  Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.

(Đơn vị : triệu ha)

Năm

1943

1975

1983

1990

1999

2003

Tổng diện tích rừng

14,3

9,6

7,2

9,2

10,9

12,1

Rừng tự nhiên

14,3

9,5

6,8

8,4

9,4

10,0

Rừng trồng

0,0

0,1

0,4

0,8

1,5

2,1

            Nhận định đúng nhất là :

  • A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
  • B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
  • C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
  • D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.

Câu 12: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

  • A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.
  • B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
  • C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
  • D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.

Câu 13: Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng đặc dụng là

  • A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
  • B. Trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc
  • C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích rừng và chất lượng
  • D. Duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng

Câu 14: Biện pháp kĩ thuật canh tác kết hợp nông – lâm không được sử dụng ở miền đồi, núi

  • A. làm ruộng bậc thang                    
  •  B. đào hố vẫy cá
  • C. trồng cây theo băng                      
  • D. kinh nghiệm “ Đốt, phá, chọc, tỉa” của đồng bào vùng cao.

Câu 15: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc của vùng núi là

  • A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực
  • B. áp dụng tổng hợp các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm nghiệp.
  • C. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình
  • D. đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.

Câu 16: Đất bị ô nhiễm là vấn đề cần chú ý đặc biệt trong việc quản lí sử dụng đất nông nghiệp của vùng:

  • A. đồng bằng sông Hồng                               
  • B.  đồng bằng Duyên hải miền Trung
  • C. Đông Nam Bộ                                           
  • D. đồng bằng Sông Cửu Long

Câu 17: Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là

  • A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
  • B. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có
  • C. Trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc
  • D. Duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng

Câu 18: Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng là

  • A. trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
  • B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
  • C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
  • D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 19: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là :

  • A. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
  • B. dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
  • C. tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
  • D. chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 20: Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc :

  • A. thành phố Hải Phòng.                              
  • B. thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. thành phố Cần Thơ.                                 
  • D. tỉnh Cà Mau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác